Giới thiệu 2 phương pháp Nghe tiếng Anh hiệu quả

Giới thiệu 2 phương pháp Nghe tiếng Anh hiệu quả

Ngoài nói thì Nghe là kỹ năng yếu nhất của đại đa số người Việt vì kỹ năng này không được dạy và học một cách bài bản. Người học hay vịn vào lý do không có môi trường luyện tập và chỉ thích hợp cho người đi du học, v.v…

Những yếu tố này dẫn đến sự dậm chân tại chỗ trong việc học tiếng Anh của người Việt. Vì thế, để cải thiện tình hình này, luyện tập kỹ năng Nghe tiếng Anh hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc gì cũng cần quá trình và phương pháp phù hợp. Không thể chỉ vì muốn đẩy nhanh tiến độ mà gượng ép bản thân nghe những tài liệu không phù hợp.

Cho nên, bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 2 phương pháp nghe dành cho người mới bắt đầu dựa trên 2 kênh học tiếng Anh nổi tiếng là: BBC Learning English và VOA Learning English.

1. Nghe thụ động

Với một số bài trong BBC Learning English hoặc VOA Learning English, bạn có thể download và chép vào CD hay máy nghe nhạc, điện thoại,… để có thể nghe mọi lúc. Khi rãnh rỗi hãy bật thiết bị đó lên và nghe, nhưng không cần hiểu. Bạn nghe nhiều lần và lặp đi lặp lại để tai bạn nắm bắt những âm quen thuộc.

Điều này giúp bạn làm quen đôi tai và sau một thời gian bạn sẽ bắt được các âm trong tiếng Anh và quen dần với nó. Đây là cách thấm nhuần, giúp bạn tiếp thu ngôn ngữ từ từ, tự nhiên. Khi bạn nghe nhiều những âm nào đó, tự nhiên, bạn sẽ nắm bắt và tiếp thu rất nhanh những từ ngữ đó. Quen dần, bạn sẽ hiểu hết được tất cả các từ trong đoạn video hay audio đó. Do vậy, việc hiểu nội dung sẽ không còn khó khăn với bạn.

Hành động nghe lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen. Vì vậy, khi bạn nghe tiếng Anh mỗi ngày, kỹ năng nghe của bạn sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Bạn nên sắp xếp để luyện tập kỹ năng nghe tiếng Anh của mình.

Ngoải ra, nếu chưa nghe hiểu hết được nội dung, hãy kết hợp với nhìn phụ đề phía dưới hoặc nhìn vào phần nội dung (text/transcript) để nghe theo. Sau đó, bạn nên tóm lượt phần đại ý để nắm bắt được phần chính yếu của nội dung. Bạn cứ làm điều đó cho đến khi lưu giữ được những từ khóa, nội dung quan trọng trong mỗi video hay audio. Thực hảnh đều đặn, đúng cách sẽ tạo ra kết quả.

2. Nghe chủ động

Hai kênh này có rất nhiều tài sản hữu ích cho việc luyện nghe của bạn. Nghe và chép ra giấy từng từ, từng chữ mà bạn nghe được, nhưng không nên nhìn transcript hay phụ đề, hãy cố gắng lắng nghe đến khi nào bạn không thể nghe được nữa, thì khi đó hãy đọc và đối chiếu với những gì bạn vừa viết ra, sau đó nghe lại và nhìn vào transcript rồi đọc theo. Cuối cùng, bạn hãy trở về cách nghe thụ động như ở phần một. Sau một thời gian, bạn sẽ xây dựng cho mình phản xạ nói tiếng Anh, trong khi đôi tai của bạn sẽ quen dần với các từ khóa, câu chữ trong video và bạn có thể nghe hiểu nội dung video một cách dễ dàng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *