Cách quản trị truyền thông nội bộ hiệu quả chỉ với 3 bước đơn giản

Truyền thông nội bộ là hoạt động chia sẻ thông tin đa chiều giữa nhân viên và nhân viên; giữa nhân viên và ban lãnh đạo của doanh nghiệp đó. Đây là kênh tương tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao tình thần nội bộ vững chắc và tạo sự gắn bó mật thiết giữa các cá nhân trong công ty. Bài viết này sẽ nêu rõ vai trò cũng như cách quản trị truyền thông nội bộ chỉ với 3 bước đơn giản mà doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng.

Vai trò của quản trị truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp

Củng cố tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp

Chiến dịch truyền thông nội bộ sẽ giúp nhân viên hiểu rõ được tầm nhìn, sứ mệnh, kế hoạch và đường hướng chiến lược mà công ty đang theo đuổi. Thay vì để mặc cho nhân viên tự tìm hiểu, thì việc doanh nghiệp chủ động trao đổi những thông tin này với toàn thể công ty sẽ giúp gia tăng niềm tin và tình cảm của nhân viên đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động này còn làm cho nhân viên nhận thức sự đóng góp của mình có ảnh hưởng to lớn thế nào đến với sự phát triển chung của công ty. 

Tăng tính minh bạch và đa chiều của dòng chảy thông tin

Thông qua công tác truyền thông nội bộ, thông tin liên quan đến công việc hoặc quyền lợi của nhân viên sẽ được công khai và trao đổi một cách minh bạch, rõ ràng. Khi thông tin được thông báo đầy đủ, nhân viên sẽ xác định được rõ mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Từ đó, hiệu suất làm việc được nâng cao. Sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty cũng trở nên nhịp nhàng hơn, hạn chế tình trạng xảy ra tranh cãi, xích mích.

Củng cố tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết trong nội bộ công ty

Truyền thông nội bộ giúp mối quan hệ giữa các cá nhân trong công ty trở nên tốt đẹp và khăng khít. Nhờ đó mà doanh nghiệp mới có thể phát triển vững mạnh và liên tục tạo ra giá trị giàu đẹp cho cộng đồng.

Giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài

Hãy biến doanh nghiệp của bạn trở thành niềm tự hào của nhân viên, đến mức họ không tài nào dấu nổi cảm xúc đó và phải chia sẻ ngay cho người quen của họ. Đây là một việc làm cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp vì nó có thể giúp thu hút nguồn nhân lực ở khắp thập phương. 

Trong thời đại mà mọi doanh nghiệp đều đang “khát” nhân lực như hiện nay, thay vì đầu tư một khoản chi phí lớn vào khâu tuyển dụng thì hãy biến nhân viên của mình trở thành những nhà PR miễn phí. Bằng cách quản trị truyền thông nội bộ, hãy làm cho nhân viên của mình cảm thấy đây là nơi làm việc lý tưởng, luôn luôn lắng nghe góp ý và chú trọng công tác đào tạo nhân viên. Tự khắc, họ sẽ mang hình ảnh công ty đến khắp mọi nơi. Từ đó, sẽ có nhiều người biết đến và mong muốn ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn để làm việc.

Tạo ra một môi trường công sở lành mạnh

3 bước để có một chiến dịch truyền thông nội bộ thành công

Bước 1: Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên

Trước tiên, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và lắng nghe nguyện vọng của nhân viên nếu muốn tạo ra kế hoạch truyền thông nội bộ hiệu quả. Khi hiểu rõ tâm tư của các thành viên trong công ty, người làm truyền thông sẽ dễ dàng tạo dựng cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trong công ty, giúp tập thể trở nên gắn bó và đoàn kết hơn.

Thường xuyên trò chuyện, kết nối với nhân viên trong công ty

Bước 2: Lập kế hoạch

Một kế hoạch rõ ràng và chỉn chu sẽ giúp nhà truyền thông nội bộ nắm được các đầu việc cần hoàn thành khi tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp. Nhờ đó mà thời gian chuẩn bị và nguồn tài nguyên phân bổ vào hoạt động truyền thông tối ưu đáng kể, giúp doanh nghiệp thành công đạt được mục tiêu đã đề ra.

Truyền thông nội bộ chỉ hiệu quả khi có một kế hoạch chỉn chu

Bước 3: Chủ động, sáng tạo

Mục tiêu cuối cùng của truyền thông nội bộ chính là truyền tải đầy đủ thông tin đến với mọi người thông qua các hoạt động như chào mừng hoặc kỷ niệm. Vì thế, để quá trình truyền đạt trở nên thu hút đòi hỏi nhà truyền thông phải chủ động nghiên cứu, liên tục sáng tạo và đổi mới trong cách thức tổ chức. Có như vậy thì chiến dịch truyền thông mới có ý nghĩa và diễn ra đúng với kỳ vọng ban đầu.

Liên tục sáng tạo và đổi mới trong cách thức tổ chức

Tạm kết

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ được vai trò và nắm vững tuyệt chiêu 3 bước để có thể xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả. Việc nắm chắc cách quản trị truyền thông rất quan trọng nếu doanh nghiệp thực sự muốn phát triển lâu dài và ghi dấu hình ảnh doanh nghiệp đến với nhiều người hơn nữa trong cộng đồng.

>>Xem thêm: Quản trị truyền thông đa kênh cho doanh nghiệp