Trường mầm non quận Gò Vấp chỉ cách sửa thói ăn vạ của trẻ

Ăn vạ là hành vi hay gặp ở trẻ từ 3-5 tuổi, thể hiện sự ương bướng bằng cách la hét, tức giận, khóc đòi làm theo ý mình hoặc đòi bằng được một thứ gì đó lúc ở nhà hay chốn đông người. Thói quen ăn vạ của bé khiến bố mẹ bối rối. Với một vài mẹo đơn giản dưới đây, VAS trường mầm non quận Gò Vấp tin rằng các phụ huynh sẽ trị tận gốc tật xấu này của con.

Trẻ ăn vạ thường khiến bố mẹ bối rối khi xử lý

Các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến các bé 3 tuổi ăn vạ, gào khóc. Trẻ gào khóc khi người khác làm trái ý con, do ở độ tuổi này vốn từ của con còn hạn hẹp, con không thể diễn đạt được điều con muốn. Trong khi một số trẻ sinh ra vốn đã là “bé cáu kỉnh”, khó nuôi hơn các bạn khác. Những bé này sẽ có xu hướng thể hiện cảm xúc dữ dội hơn. Ngoài ra, cách bố mẹ ứng xử với nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến bé. Chẳng hạn bố mẹ hay cãi cọ, nổi nóng sẽ dẫn đến bé bắt chước cách thể hiện cảm xúc khi không đạt được thứ mình muốn. 

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chương trình học STEM tại trường mầm non quốc tế Việt Úc.

Khi trẻ la hét, bố mẹ đừng sử dụng các biện pháp cực đoan như hét vào mặt con thậm chí là tát bé. Việc nặng lời và dùng vũ lực với con có thể khiến bé sợ hãi và dừng ăn vạ ngay lập tức, nhưng đây không phải là cách giải quyết vấn đề. Thậm chí trẻ có thể bắt chước theo hành vi của người lớn. Thay vào đó bố mẹ cần bình tĩnh áp dụng các biện pháp sau:

Góc bình tĩnh

Thiết lập một góc bình tĩnh cho con trong nhà – nơi con cáu gắt hay ăn vạ, trút hết những bực tức ở đó. Cha mẹ nên dừng những việc đang làm và chú ý đến bé. Hãy quan sát và xác định nguyên nhân bé la hét do đói, tức giận hay buồn bã.. Khi đã biết được lý do, bố mẹ sẽ có biện pháp phù hợp giúp con bình tĩnh.

Ngồi xuống với bé

Giao tiếp bằng mắt sẽ giúp bé tiết chế cảm xúc và thấy được quan tâm

Nắm được nguyên nhân khiến con la hét, bố mẹ hãy đến ngồi đối diện với bé và nhắc bé bình tĩnh lại. Khi bố mẹ ngồi ở ngang tầm nhìn  của con, bé sẽ thấy mình được quan tâm và nhanh chóng dịu cơn cáu giận lại.

Trò chuyện

Hãy mỉm cười, trò chuyện một cách nhỏ nhẹ với con. Khi nói chuyện với bé mẹ hãy hạn chế dừng những câu phủ định. Nếu suốt ngày bé nghe bạn nói “Không” sẽ dễ thất vọng.  Lúc này các bố mẹ có thể ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra.

Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thì sẽ tốt hơn. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã không nhận ra rằng con không thích. Nhưng nếu con bình tĩnh và nói cho mẹ, mẹ đã có thể biết con muốn gì rồi”.

Hát và chơi cùng con

Hãy ôm và cùng con hát hay chơi một trò chơi để đánh lạc sự chú ý của bé

Đánh lạc hướng sự chú ý của bé bằng một trò chơi hoặc cùng con hát những bài con yêu thích. Những trò chơi hấp dẫn, những bài hát quen thuộc có thể giúp bé bình tĩnh trở lại. 

Không để người khác xen vào

Thống nhất nguyên tắc dạy con với các thành viên trong gia đình

Bố mẹ phải đảm bảo duy trì các quy tắc và có sự thống nhất rõ ràng giữa các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ giúp con nhận thức được những việc bé được phép hoặc không được phép. Thống nhất trong quan điểm trong nuôi dạy trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi khi bé cư xử không tốt, chỉ cần có người bênh vực sẽ làm thói ăn vạ của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Đôi khi trẻ ăn vạ là do chúng muốn được tự lập. Sự phát triển của cơ thể, não bộ lẫn chân tay khiến con khám phá nhiều hơn, muôn tự bản thân mình làm nhiều thứ hơn để khẳng định mình. Các phụ huynh hãy cho bé nhiều cơ hội để ra quyết định và phát triển sự độc lập của mình. Ví dụ như khi bố mẹ chuẩn bị cho bé quần áo thay sau khi tắm, bé nhất quyết không chịu mặc và la khóc đòi làm theo ý mình. Thay vì ép con phải mặc đồ bé không thích, hãy cho con cơ hội tự chọn trang phục mà bé yêu thích, bố mẹ chỉ cần nhẹ nhàng hướng dẫn con lựa quần áo nào phù hợp với thời tiết.

Hãy cho bé có cơ hội tự lập

Việc ăn vạ của trẻ không chỉ xảy ra một lần cũng không thể chấm dứt ngay sau một lần xử lý. Vì vậy bố mẹ cứ áp dụng các nguyên tắc trên mỗi lần trẻ ăn vạ, dần dần con sẽ hiểu được cách bày tỏ nhu cầu của mình tốt hơn thay vì la hét, ăn vạ. Hi vọng với chia sẻ của trường mầm non quận Gò Vấp, bố mẹ sẽ thành công trong việc sửa tật xấu này của con. Còn rất nhiều chia sẻ thú vị về cách nuôi, dạy con, bố mẹ có thể xem tại đây.

>>> Khám phá cơ sở trường mầm non quận Gò Vấp – Việt Úc: