Phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả nhất

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng được giáo viên và các bậc phụ huynh quan tâm, bồi dưỡng cho trẻ. Bởi vì nắm rõ kỹ năng này ở độ tuổi tiểu học sẽ giúp con tự tin, thành công trong việc học tập cũng như tìm kiếm việc làm trong tương lai.

Lý do nên bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình sớm cho trẻ tiểu học

Kỹ năng thuyết trình là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một cá nhân nào. Dưới đây là những lý do mà các bậc cha mẹ cũng như giáo viên nên chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình cho trẻ tiểu học, cụ thể:

Thuyết trình giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, rèn luyện tính tự tin

Thuyết trình giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, rèn luyện tính tự tin

  • Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong các giờ học ở lớp cũng như tham gia các buổi ngoại khóa. Khi tự tin trẻ sẽ bộc lộ được quan điểm, suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng, mạch lạc.
  • Nắm vững kỹ năng thuyết trình sẽ giúp con cải thiện khả năng giao tiếp, được mọi người đánh giá cao.
  • Hình thành cho trẻ tư duy logic đồng thời biết cách sắp xếp mọi công việc cũng như học tập một cách khoa học, đúng đắn.
  • Kỹ năng thuyết trình còn là tiền đề giúp trẻ học tập tốt hơn, khi lớn lên sẽ tìm kiếm được một công việc phù hợp.

Nếu đang có nhu cầu cho trẻ tham gia các khóa học về kỹ năng thuyết trình, ba mẹ có thể tham khảo thêm danh sách hệ thống các trường quốc tế tại TPHCM để lựa chọn địa điểm tốt nhất cho con theo học.

Cách dạy trẻ kỹ năng thuyết trình hiệu quả nhất

Như đã chia sẻ, việc giáo dục kỹ năng thuyết trình cho trẻ sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, vô cùng thiết thực đối với con. Kỹ năng này thường được giáo viên xây dựng thông qua các vấn đề cơ bản sau:

Định hướng cho trẻ về công cụ thuyết trình

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, vì vậy có rất nhiều phần mềm ứng dụng thuyết trình. Tuy nhiên, đối với trẻ tiểu học thầy cô nên hướng cho bé lựa chọn ứng dụng đơn giản và phổ biến nhất đó là PowerPoint.

Bé chỉ cần nắm được các thao tác cơ bản như tạo trang mới, lưu các bài thuyết trình đã tạo, mở và trình chiếu các mục đã lưu. Thầy cô, cha mẹ cũng nên dạy thêm cho trẻ phần chuyển cảnh (transition) và phần hiệu ứng (animation).

Ngoài phần mềm thuyết trình PowerPoint hiện đại trên máy tính, chúng ta cũng có thể dạy con thuyết trình ngay trên giấy khổ lớn, tập vở, bảng đen hoặc các công cụ hỗ trợ khác.

Hướng dẫn trẻ chuẩn bị bài thuyết trình

Nội dung thuyết trình là phần quan trọng, vì vậy thầy cô nên dạy cho trẻ biết cách chuẩn bị bài thuyết trình chỉn chu, đầy đủ các nội dung để đảm bảo người nghe có thể hiểu và nắm rõ được những điều mà trẻ truyền đạt. Nội dung thuyết trình cần lưu ý các vấn đề sau:

Ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ, trẻ cần học cách truyền đạt nội dung bằng cử chỉ, hành động

Ngoài giao tiếp bằng ngôn ngữ, trẻ cần học cách truyền đạt nội dung bằng cử chỉ, hành động

  • Đối tượng thuyết trình: Việc xác định chính xác đối tượng cần truyền tải thông tin sẽ giúp bé nắm được cách xưng hô cũng như chọn được chủ đề thuyết trình phù hợp.
  • Nội dung thuyết trình: Phần nội dung này cần bám sát vào chủ đề thuyết trình đã chọn ngay từ đầu. Cần giải thích chi tiết và rõ ràng từng vấn đề, tránh trường hợp lan man khiến người nghe không hiểu, không nắm được thông tin truyền tải.
  • Bố cục bài thuyết trình: Ở độ tuổi tiểu học, các bậc phụ huynh và thầy cô nên hướng dẫn trẻ chuẩn bị bài thuyết trình ngắn gọn, súc tích. Mỗi bài thuyết trình chỉ nên dao động trong khoảng 10-15 phút, độ dài khoảng 7-10 Slide PowerPoint. Ngoài ra nên thêm hình ảnh minh họa sống động, màu chữ, cỡ chữ phù hợp để kích thích và thu hút người nghe.

Hướng dẫn trẻ cách tập luyện trước khi thực hiện thuyết trình

Ngoài vấn đề chuẩn bị nội dung, công cụ thuyết trình thì cha mẹ, thầy cô cần dạy trẻ cách thuyết trình sao cho đạt kết quả tốt, thuyết phục người nghe. Một số vấn đề cơ bản mà trẻ cần lưu ý trong quá trình tập luyện như:

  1. Hướng dẫn trẻ nói to, phát âm rõ ràng, tròn chữ, không nên nói quá nhanh sẽ khiến người nghe không nắm rõ nội dung truyền tải.
  2. Bé cũng có thể dùng micro để giúp cho việc phát âm to, rõ ràng hơn.
  3. Nên sử dụng từ ngữ phổ thông để thuyết trình, hạn chế tối đa việc dùng từ ngữ địa phương sẽ khiến các bạn cùng lớp khó hiểu, không nắm được vấn đề.
  4. Ngoài việc dùng lời nói, trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ hình thể, động tác, cử chỉ để hỗ trợ cho buổi thuyết trình đạt hiệu quả. Những điều này có thể gây ấn tượng, tạo sức hút cho người nghe.
  5. Hướng dẫn cho trẻ khi nói không nên cho tay vào túi quần hoặc khoanh tay trước ngực, vì những điều này có thể gây mất điểm đối với người nghe.

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả được đào tạo đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin giao tiếp, hỗ trợ quá trình học tập tốt hơn, đồng thời tạo tiền đề cho trẻ thành công trong tương lai.

Tham khảo thêm: 7 bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho trẻ tiểu học