Giáo dục mầm non còn gọi là Sư phạm mầm non, đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tập trung chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Giáo dục mầm non được xem là cấp học quan trọng vì đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, từ đó tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Cấu trúc chương trình giáo dục mầm non
Hiện nay, chương trình giáo dục mầm non được xây dựng và áp dụng theo nguyên tắc lấy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo; là con đường để hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.
Cấu trúc chương trình giáo dục mầm non gồm các phần cơ bản như sau:
– Phát triển nhận thức
– Phát triển ngôn ngữ
– Phát triển thể chất
– Phát triển tình cảm xã hội
– Phát triển thẩm mĩ
Các nghiên cứu cho thấy, mầm non chính là lứa tuổi cần được giáo dục chỉnh chu, toàn diện nhất. Do đó đòi hỏi các chương trình giáo dục mầm non luôn phải có sự đổi mới để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Mục tiêu giáo dục mầm non
Chương trình giáo dục mầm non gồm các mục tiêu như sau:
1. Giúp trẻ phát triển nhận thức vì đây là giai đoạn hình thành nên nhận thức ban đầu cho trẻ. Do đó, nếu cho trẻ tiếp xúc với môi trường hiện đại, đúng mực chính là cách giúp trẻ hình thành và phát triển nhanh chóng.
2. Phát triển khỏe mạnh về thể chất, thông qua những hoạt động thực tế, trẻ được phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất.
3. Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ để tăng khả năng đọc, viết ở những bước tiếp theo cao hơn, từ đó tạo nền tảng để phát triển về đời sống tinh thần.
4. Giúp trẻ phát triển đời sống tinh thần, biết yêu thương, chia sẻ, nghe lời, lễ phép… Đồng thời, đánh thức được năng khiếu nghệ thuật bên trong trẻ.
Đặc điểm của giáo dục mầm non
Mầm non là bậc giáo dục đầu tiên nhưng giữ vai trò rất quan trọng. Chương trình này gồm những đặc điểm cơ bản như sau:
– Giáo dục mầm non dựa trên nguyên tắc phát triển toàn diện nhân cách cho các em.
– Giúp trẻ hình thành khả năng thích ứng với môi trường xã hội sau này dựa trên nguyên tắc lấy trường, lớp chính là môi trường xã hội thứ 2 sau gia đình.
– Đây cũng là nền tảng cơ bản để đảm bảo quyền trẻ em, đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục mầm non
Thực tế hiện nay nhân lực ngành giáo dục mầm non đang bị thiếu hụt trầm trọng do sự mở rộng về hệ thống hạ tầng ngành giáo dục cũng như hệ thống trường tư thục ngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội để những thí sinh theo học ngành Giáo dục mầm non tìm được việc làm phù hợp.
Để theo học ngành Giáo dục mầm non, người học cần có những tố chất cơ bản như: Biết yêu thương trẻ nhỏ, khéo léo, năng động, tháo vát, cẩn thận, trung thực, có tinh thần trách nhiệm với công việc mình làm. Hơn nữa, bạn cần có tinh thần gắn bó với nghề, hòa đồng và phải biết giúp đỡ các đồng nghiệp xung quanh.
Cơ hội việc làm ngành giáo dục mầm non rất nhiều, sau khi hoàn thành chương trình học, cầm tấm bằng tốt nghiệp sinh viên ngành mầm non có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như:
+ Giảng dạy tại trường công lập hoặc trường tư thục.
+ Cán bộ trong hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước.
+ Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu giáo dục.
+ Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
+ Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh.
+ Nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
Vì ngành giáo dục mầm non có vai trò rất quan trọng nên nhà nước hiện nay xây dựng nhiều chính sách để nâng cao cũng như hoàn thiện hệ thống giáo dục này để giúp tất cả các em đều có cơ hội đến trường, nâng cao trí tuệ và nhận thức với xã hội.
Trên đây là những thông tin về giáo dục mầm non, mong rằng sẽ thực sự giúp ích cho mối quan tâm của mọi người đặc biệt là các bậc phụ huynh, cha mẹ học sinh.
>>> Xem thêm: 7 bí quyết giúp bạn lựa chọn các trường tiểu học quốc tế cho con