Giai đoạn mầm non là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển về thể chất và ngôn ngữ của trẻ. Ở những quốc gia phát triển, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được coi là mục tiêu hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục. Vậy tại sao phát triển ngôn ngữ cho trẻ lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng khám phá thông tin dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có quan trọng không?
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ quan trọng như thế nào?
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bao gồm việc phát triển những khả năng nghe, nói, đọc, viết và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng đầu tiên mà trẻ cần phát triển trong giai đoạn đầu đời, vì ngôn ngữ chính là “chìa khóa” giúp trẻ truyền đạt ý tưởng, học hỏi và xây dựng các mối quan hệ xã hội sau này. Phương pháp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có thể thay đổi tùy theo từng nhóm tuổi cụ thể của trẻ.
>> Tham khảo: Danh sách các trường mầm non quốc tế uy tín ở quận 2
Phát triển ngôn ngữ của trẻ theo từng giai đoạn
- Giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ phản ứng với âm thanh và cử chỉ đơn giản, chưa thể phát âm chữ cái.
- Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói những từ ngữ cơ bản và nhận biết được một số từ ngữ đơn giản như “ba” “mẹ”
- Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi: Trẻ có khả năng phát âm nhiều từ hơn và có thể sử dụng một số câu ngắn để giao tiếp.
- Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Trẻ đã phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để chơi đùa, giao tiếp và kể chuyện.
- Giai đoạn 3 – 5 tuổi: Giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh nhất, với từ vựng phong phú hơn. Trẻ có thể nói những câu dài và phức tạp hơn, bao gồm việc miêu tả chi tiết câu chuyện hoặc đối tượng cụ thể.
Bé đến giai đoạn 5 tuổi ngôn ngữ nhạy bén hơn
Phát triển ngôn ngữ mang lại những lợi ích gì cho trẻ
Ngôn ngữ là công cụ quan trọng giúp trẻ giao tiếp và tương tác trong cuộc sống hàng ngày. Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ từ khi còn nhỏ giúp trẻ trong việc học cách nghe, nói, và phát âm đúng cách giúp trẻ tích lũy từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp của mình và cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, trẻ thường đặt ra nhiều câu hỏi để khám phá thế giới xung quanh. Những thắc mắc không ngừng của trẻ là biểu hiện của sự phát triển tư duy và ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, việc học một ngôn ngữ mới có thể kích thích sự phát triển của não bộ của trẻ và tiếp thu kiến thức nhanh chóng.
Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ kích thích não bộ
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng những giá trị đạo đức cho trẻ nhỏ. Từ những ngày đầu đời, trẻ đã được học cách sử dụng ngôn ngữ lễ phép với người lớn, bao gồm việc nói “dạ, thưa” và thực hiện các hành vi lịch sự như chào hỏi bằng cách nói “xin chào”, “cảm ơn” và “xin lỗi”. Những quy tắc này giúp trẻ xây dựng nền tảng đạo đức và chuẩn mực văn hóa cơ bản. Trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi trường đạo đức sẽ trở thành con người hoàn thiện, văn minh, có nhiều cơ hội thành công trong tương lai.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và học tập, mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển năng khiếu nghệ thuật của trẻ. Ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện và diễn đạt cảm xúc, ý tưởng, thậm chí khám phá và sáng tạo. Điều này thể hiện rõ qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, làm thơ, sáng tác câu chuyện hoặc kịch bản. Trẻ có thể sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật dựa trên từ ngữ và kiến thức mà các em đã học. Sớm phát triển khả năng ngôn ngữ giúp trẻ phát triển sự nhạy bén về nghệ thuật tốt hơn những trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ.
Kết
Bài viết trên đã cung cấp đến ba mẹ về tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Hy vọng ba mẹ có thể nắm rõ những lợi ích để có thể giáo dục cho trẻ từ sớm.
>>> Xem thêm: Chọn VAS là nơi giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non