Chương trình giáo dục mầm non như thế nào mới tốt cho các bé từ 3 – 5 tuổi

Chương trình giáo dục mầm non như thế nào mới tốt cho các bé từ 3 – 5 tuổi

Khi trẻ từ 3 đến 5 tuổi là độ tuổi bắt đầu nhận thức với thế giới xung quanh và bắt đầu tò mò với thế giới bên ngoài. Đây là khoảng thời gian hình thành suy nghĩ sau này của trẻ do đó các bậc cha mẹ đang lo lắng tìm môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ. Những vấn đề như lựa chọn trường mầm non nào? Chương trình giáo dục mầm non như thế nào? Môi trường sinh hoạt ra sao?. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc huynh trả lời mối lo ngại trên.

Độ tuổi

Trẻ có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi là lúc thích hợp để đến trường mẫu giáo để được tiếp xúc, vui chơi với các bạn đồng trang lứa. Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà các bé sẽ được xếp vào lớp phù hợp. Lớp cho bé 3 tuổi gọi là lớp mầm, 4 tuổi là lớp chồi và các bé 5 tuổi sẽ học lớp lá. Mỗi lớp sẽ có giáo trình riêng để phù hợp theo độ tuổi và nhận thức của các bé.

Độ tuổi thích hợp đi mẫu giáo là từ 3 đến 5 tuổi

Độ tuổi thích hợp đi mẫu giáo là từ 3 đến 5 tuổi

Mục tiêu giáo dục của trường mầm non 

Đa số các trường mầm non hiện nay đều dạy các bé theo chương trình vừa học vừa chơi để trẻ có thể tiếp thu thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua các hoạt động thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng mềm,…

Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ là việc làm rất cần thiết trong quá trình nuôi dạy trẻ. Thông qua việc tiếp xúc với thế giới xung quanh trẻ sẽ tiếp thu thêm nhiều vốn từ mới. Để trẻ có thể phát triển tốt nhất các trường mầm non luôn tạo ra môi trường để khơi dậy khả năng trong trẻ bằng cách

Khám phá ở môi trường thiên nhiên: Trường có các hoạt động ngoài trời, dã ngoại để khuyến khích tiếp xúc bên ngoài bằng các giác quan như thị giác, xúc giác từ đó hình thành quá trình quan sát, tìm tòi cho trẻ

Cho trẻ học vẽ, ca hát, đọc thơ: Các bé sẽ cùng nhau tham gia văn nghệ, thi hát và đọc thơ để rèn luyện khả năng phát âm, nghe, nói đồng thời luyện kỹ năng ghi nhớ lời bài hát hay bài thơ.

Cùng trẻ đọc sách và vui chơi: Trong quá trình lắng nghe cô giáo đọc truyện, trẻ luyện được khả năng ghi nhớ cốt truyện, trau dồi từ vựng và cách nói cho phù hợp với ngữ cảnh

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

>>> Tìm hiểu: Chương trình giáo dục hiện đại của trường quốc tế Việt Úc (VAS)

Phát triển thể chất

Giáo dục thể chất bao gồm chế độ dinh dưỡng và vận động cho trẻ. Đầu tiên phải nói đến là chế độ dinh dưỡng cần được bảo đảm bổ sung đầy đủ đạm, protein, vitamin, chất béo,… để tăng cường phát triển não bộ và cơ thể. Tiếp theo là để phát triển thể chất nhà trường tổ chức các hoạt động như thể dục buổi sáng, dạo chơi, tiết học thể dục,… để phát triển các nhóm cơ, tăng cường kích thích não bộ, cơ thể dẻo dai nâng cao phản xạ.

Phát triển thể chất cho trẻ

Phát triển thể chất cho trẻ

Phát triển nhận thức

Khả năng nhận thức của trẻ thông qua những điều trẻ cảm nhận được và thấy được trong cuộc sống. Dựa vào những điều này các thầy cô sẽ cố gắng khơi gợi trí tò mò và khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh, hướng trẻ tự tìm cách giải quyết và trang bị kiến thức cơ bản để chuẩn bị bước vào lớp 1 thông qua các trò chơi nhóm, đếm số, đoán hình, xếp hình,…

Phát triển tình cảm, kỹ năng mềm

Mỗi trẻ đều có tính cách riêng song cũng phải có kỹ năng chung để sống trong môi trường tập thể. Ở trường sẽ tập cho bé những kỹ năng cần thiết như

Tự ăn: Trẻ nên học cách tự ăn từ nhỏ điều này làm trẻ tự lập hơn không phụ thuộc vào người khá.

Ứng xử: Giao tiếp là điều cần thiết khi hòa nhập xã hội nên tập cho trẻ chào hỏi mọi người, nói lời cảm ơn và xin lỗi,…

Sắp xếp đồ đạc: Kỹ năng này giúp trẻ có thói quen ngăn nắp, gọn gàng có thể tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi.

Giúp đỡ và chia sẻ: Trẻ sẽ được dạy cách tự cho bát vào bồn rửa, tự mặc quần áo. Khi chơi với bạn bè không nên tranh giành mà chia sẻ chơi cùng nhau. 

Ngoài ra các trường hay tổ chúc các cuộc thi ca hát, kể chuyện, đoc thơ sẽ giúp trẻ tăng độ tự tin trước mọi người, thể hiện cảm xúc của bản thân. Hay các trò chơi tập thể sẽ rèn luyện cho bé tính hòa đồng, hợp tác chia sẽ giúp đỡ lẫn nhau.

Phát triển kỹ năng sống cho bé

Phát triển kỹ năng sống cho bé

Phát triển thẩm mỹ

Giáo viên sẽ tạo điều kiện cho trẻ quan sát thiên nhiên, hoa, cỏ, lá để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp từ nhiên nhiên hay chỉ cho trẻ sự thay đổi âm thanh, màu sắc của cảnh vật xung quanh. Cho trẻ tự nhiên tiếp xúc với âm nhạc, hội hoa hay các hoạt động nghệ thuật như vẽ, múa, đóng kịch,… 

Phát triển năng khiếu cho trẻ

Phát triển năng khiếu cho trẻ

Kết,

Hiện nay trường mầm non Việt Úc ( VAS) có chương trình giáo dục mầm non giảng dạy văn hóa quốc gia kết hợp chương trình tiếng Anh theo theo mô hình học tập đa hoạt động và tiếp xúc với công nghệ thông tin để bước đầu tạo nên hành trình cho trẻ.