Trẻ thường rất ham chơi và không thích thú mấy với việc học tập. Điều này khiến nhiều cha mẹ đau đầu dù đã thử nhiều cách kể cả ép buộc trẻ học. Trương bài viết dưới đây VAS cùng các trường mầm non quốc tế tại tphcm sẽ chia sẻ bí quyết để cha mẹ tạo động lực học tập cho con.
1. Phương pháp 1: Thiết lập những mục tiêu có thể thực hiện
Hãy thiết lập mục tiêu cho trẻ dù là bắt đầu từ những việc làm vô cùng đơn giản hàng ngày. Đây là một phương pháp đã được các trường mầm non quốc tế tại tphcm áp dụng vô cùng hiệu quả với các học sinh của mình. Cùng trẻ thiết lập mục tiêu và cố gắng thực hiện để đến khi đạt được thành tựu sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn khích và tự tin vì mình đã làm được việc đó. Những kinh nghiệm từ những lần thành công đó sẽ giúp trẻ trở lên tự tin hơn và có động lực để học tập hơn. Chẳng hạn như bạn hãy đặt mục tiêu cho trẻ học được hết bài tập hôm nay thì sẽ thưởng cho trẻ gì đó. Như vậy trẻ sẽ cố gắng thực hiện, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu bạn đưa ra. Cha mẹ cũng nên chú ý không nên tạo áp lực cho con quá trong việc đặt mục tiêu quá cao cho con.
Nhiều cha mẹ thường lợi dụng việc đặt mục tiêu cho con để gây áp lực cho con như yêu cầu con phải xếp hạng nhất trong lớp. Điều này vô tình tạo áp lực lớn cho con khiến con cảm thấy chán ghét việc học hơn. Con cũng sẽ không học vì phần thưởng mà cha mẹ đưa ra mà là sợ sự kỳ vọng của cha mẹ.
Vậy nên, một nguyên tắc quan trọng mà trường mầm non quốc tế tại tphcm muốn nhắc nhỏ cha mẹ đó là không nên đặt mục tiêu quá xa tầm với của trẻ. Hãy đề ra mục tiêu vừa sức và cố gắng giúp trẻ cùng thực hiện mục tiêu đều đặn hàng ngày. Nếu bé đạt được mục tiêu hãy thưởng bé. Nhưng nếu bé không đạt được mục tiêu thì cha mẹ cũng đừng nên mắng bé mà hãy cùng bé tìm ra nguyên nhân tại sao bé không đạt được mục tiêu đó và thực hiện lại mục tiêu đó từ đầu.
2. Phương pháp 2: Hình thành thói quen học tập
Môi trường học tập đóng vai trò rất quan trọng. Trẻ vốn rất khó tập trung vào việc học, nên nếu bạn để trẻ học trong môi trường có nhiều thứ tác động tới làm trẻ xao nhãng việc học thì sẽ khó có thể giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt được. Do đó bạn hãy tạo cho trẻ môi trường học tập và thiết lập những thói quen học tập nhất định. Mỗi ngày hãy sắp xếp cho trẻ thời gian học nhất định và cố gắng duy trì việc đó để tạo thành thói quen học tập cho trẻ. Dần dần não bộ của trẻ sẽ quen với việc tập trung học trong khoảng thời gian đó mỗi ngày mà không cần bạn nhắc nhở nữa.
3. Phương pháp 3: Ngồi đối diện khi trẻ học
Việc ngồi học đối diện trẻ sẽ khiến trẻ có cảm giác giống như bạn và bé đang cùng làm một việc. Như vậy trẻ sẽ thoải mái hơn nhiều. Bạn hãy để trẻ tự mình học và ngồi đối diện trẻ để quan sát khi con có gì không hiểu bạn có thể giải thích cho trẻ để trẻ hiểu bài hơn. Bạn cũng đừng làm việc gì để phân tâm trẻ như nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Nếu có thể bạn có thể đọc sách hoặc làm việc trước mặt trẻ thay vì ngồi chơi sẽ khiến trẻ xao nhãng. Khi bạn ngồi trước mặt bé và làm việc sẽ khiến bé nhìn thấy và học theo. Bé sẽ hiểu rằng đây là lúc bạn và bé cần tập trung để làm công việc của mình. Bạn có trách nhiệm hoàn thành công việc còn bé sẽ có trách nhiệm hoàn thành bài tập của mình. Đây cũng là cách để gây hứng thú cho trẻ.
4. Tập trung vào những điểm yếu
Để thúc đẩy tinh thần học tập ở trẻ cha mẹ hãy thử tập trung vào các chủ đề mà trẻ còn yếu và tạo lên hứng thú cho trẻ với các chủ đề đó. Đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản. Khi trẻ cảm thấy mình yếu môn học nào đó trẻ thường tỏ ra không có hứng thú với môn học đó thay vì cố gắng. Do đó bạn phải tạo cho trẻ đam mê về môn học đó và kích thích trẻ hứng thú để tìm hiểu nó. Khi đã cảm thấy hứng thú với môn học đó trẻ sẽ không còn cảm giác sợ hãi hay trốn tránh khi phải học tới môn học đó nữa. Từ đó trẻ sẽ trở lên tích cực hơn để tìm hiểu và khắc phục điểm yếu của mình, tăng thêm động lực để học tập hơn.
Cha mẹ hãy quan tâm tìm hiểu xem điểm yếu của con nằm ở đâu để từ đó hãy tập trung vào nó và tìm ra cách khắc phục. Cố gắng tạo ra hứng thú cho trẻ, và để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết với bạn.
5. Phương pháp 5: Tạo đối thủ
Đối với trẻ, thường các em có tính hiếu thắng rất cao. Cha mẹ có thể lợi dụng điểm này của trẻ để tạo động lực cho trẻ tham gia học tập tích cực hơn. Hãy đặt ra cho trẻ một đối thủ nhất định có thành tích cao hơn trẻ và tạo cho trẻ mục tiêu hãy làm tốt hơn đối thủ đó. Tuy nhiên cách này cũng rất dễ gây ra phản tác dụng nên cha mẹ cần phải hết sức cẩn trọng khi áp dụng nó. Hãy dạy trẻ cách cạnh tranh một cách công bằng và thân thiện với đối thủ của mình thay vì dùng lòng ghen ghét, đố kỵ để hành xử với bạn đối thủ đó.
Ngoài những cách trên tại các trường mầm non quốc tế tại tphcm như trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc VAS thì việc tạo động lực cho trẻ khám phá và ham học hỏi là điều mà các giáo viên ở đây luôn chú ý quan tâm. Do chương trình dạy của trường chủ yếu đánh vào tính tự giác học tập của trẻ. Vậy nên để trẻ tự giác học tập ở các bậc học tiếp theo và duy trì tinh thần học hỏi cao thì các giáo viên đã luôn rèn luyện và xây dựng cho trẻ nội dung chương trình học mỗi ngày hấp dẫn, ưu tiên cho trẻ tham gia các trải nghiệm thực tế. Nhờ phương pháp dạy hiện đại, nội dung bài học hấp dẫn được xây dựng và hình thành ngay từ cấp bậc mẫu giáo đã giúp các em học sinh của VAS rèn luyện được cho mình thói quen chủ động học tập mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin để cha mẹ tạo động lực cho con học tập tốt hơn của VAS. Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm hiểu về VAS để tìm cho con phương pháp học tập hiệu quả giúp con tự mình phát huy được khả năng của bản thân tốt hơn.
>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)