JLPT được biết tới như một kỳ thi kiểm tra năng lực cần phải có dành cho những ai đang tham gia vào khóa học Tiếng Nhật hiện tại. Mỗi một kỳ thi đánh giá năng lực JLPT (Japanese-Language Proficiency Test) cũng có sự nâng cấp từ thấp đến cao, tương ứng với khả năng của bạn cần phải vượt qua. Nếu bạn chưa biết gì về kỳ thi quan trọng này và cần phải nắm vững các kiến thức, các phương pháp thi như thế nào để đảm bảo nhận về một kết quả cao như mong đợi thì trước tiên, hãy theo dõi bài viết bí kíp luyện thi JLPT sau.
1. JLPT là gì?
Kỳ thi tiếng Nhật JLPT chính là cụm từ viết tắt của Japanese-Language Proficiency Test, bạn có thể hiểu đây là kỳ thi thử trình độ ngôn ngữ tiếng Nhật. Kỳ thi tiếng Nhật này được tổ chức bởi Sở Giao dịch Quỹ Nhật Bản và Nhật Bản Giáo dục và Dịch vụ (trước đây là Hiệp hội Giáo dục Quốc tế, Nhật Bản) từ năm 1984. Nếu bạn đạt được một số điểm nhất định thì bạn sẽ được cấp một chứng chỉ JLPT. Đây là một trong những chứng chỉ đánh giá đáng tin cậy nhất của việc đánh giá và xác định trình độ thông thạo tiếng Nhật của những người không phải là người Nhật bản địa. Lúc đầu, có khoảng 7.000 thí sinh trên toàn thế giới, và tới năm 2011 đã có tới 610.000 thí sinh trên toàn thế giới tham gia kỳ thi năng lực này. Bạn quan tâm, có thể xem thêm các khóa học ôn luyện thi tiếng Nhật JLPT tại VietnamWorks Learning.
2. Đặc điểm chính của kỳ thi JLPT là gì?
Kiểm tra khả năng ngôn ngữ giao tiếp
JLPT đặt tầm quan trọng không chỉ trên kiến thức về từ vựng tiếng Nhật và ngữ pháp mà còn về khả năng sử dụng kiến thức trong giao tiếp thực tế. Do đó, các biện pháp JLPT tiếng Nhật năng lực giao tiếp toàn diện thông qua ba yếu tố: “Ngôn ngữ kiến thức” để đo lường, “Đọc” và “Nghe” để đo lường.
Đánh giá chính xác trình độ tiếng Nhật với số điểm thu nhỏ
Mặc dù đã đảm bảo nhiều về tính nhất quán nhưng giữa các bài thi thì mức độ khó cũng có sự “nhỉnh” đôi chút. Nếu sử dụng thang điểm đánh giá dựa trên các số câu trả lời đúng thì kết quả của các thí sinh có cùng trình độ sẽ có thể khác nhau về điểm thi, tùy thuộc vào độ khó của bài kiểm tra. Còn khi thay thế thang điểm gốc, các kỳ thi năng lực tiếng nhật 2015 JLPT đã áp dụng “thang điểm thực” (ví dụ từ: 200 đến 250). Điểm thực này dựa trên các phương pháp cân bằng và cho phép đánh giá trong cùng phạm vi không tính đến thời gian làm bài thi.
Chọn một mức độ phù hợp trong số năm cấp độ
JLPT được cung cấp trong năm cấp độ (N1, N2, N3, N4, N5). Để đo trình độ tiếng Nhật như triệt để càng tốt, các bài kiểm tra được thiết kế cho từng cấp độ. N4 và N5 đo sự hiểu biết về Nhật Bản cơ bản mà chủ yếu là học được trong lớp học. Còn N1 và N2 đo sự hiểu biết của Nhật Bản được sử dụng trong một loạt các cảnh thực tế hàng ngày. N3 cầu khoảng cách giữa N4/N5 và N1/N2.
Dựa vào kỳ thi JLPT để đánh giá công việc có thể làm trong tương lai
Cần nhớ rằng, kết quả của kỳ thi JLPT hoàn toàn không phản ánh những gì bạn có thể làm tại Nhật trong cuộc sống thực. Chính vì thế mà các kỳ thi JLPT thường cung cấp “Danh sách tự đánh giá có thể làm” như một tài liệu tham khảo để giải thích kết quả xét nghiệm.
3. Bí kíp luyện thi JLPT đạt hiệu quả cao nhất 100% thông qua các kỹ năng cơ bản
Muốn đạt số điểm cao nhất trong kỳ thi kiểm tra năng lực JLPT thì nhất định các bạn cần phải nắm vững những kỹ năng nghe-nói-đọc-viết và hoàn thiện nó dựa trên những bí kíp sau:
Từ vựng 文字・語彙 (moji・goi)
Với không ít người thì từ vựng như một nỗi ám ảnh thực sự, nhất là đối với những người phương Tây bởi ngôn ngữ của họ không sử dụng hệ thống các từ Hán tự. Theo đó, việc học và nắm chắc từ vựng sẽ trở nên cần thiết hơn nếu bạn muốn lấy được chứng chỉ N1, N2 và N3. Tức có nghĩa là muốn đạt được điểm cao trong các kỳ thi JLPT thì không có con đường nào khác là bạn phải học thật chăm chỉ. Hãy tạo cho mình một thói quen là ghi nhớ ít nhất mỗi ngày là 10 từ, nếu nhớ nhiều hơn như thế sẽ là lợi thế dành cho bạn. Cần lưu ý rằng, việc ghi nhớ không chỉ có nghĩa của từ mà còn cả cách đọc của chúng nữa (cách đọc với Hiragana).
Mặc dù biết rằng, việc ghi nhớ này là thật sự nhàm chán nhưng hiệu quả mà nó mang lại chắc chắn là không hề nhỏ. Nếu chịu khó và kiên trì thì vốn từ vựng của bạn có thể tăng dễ dàng đến mức khủng là 3000 từ/năm. Và chắc chắn một điều rằng, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong các kỳ thi năng lực tiếng Nhật đấy.
Văn phạm 文法 (bunpou)
Ngữ pháp thường là phần dễ hơn trong bài thi. Phần này kiểm tra kỹ năng về ngữ pháp tiếng Nhật được yêu cầu ở cấp độ bạn thi dưới dạng ý nghĩa và cách dùng. Cách dùng bao gồm ngữ pháp để tạo câu như thế nào, dùng thể từ điển, thể te, hiện tại hay quá khứ…Phương pháp đạt điểm cao trong kỳ thi tiếng Nhật ở phần này đó là luyện tập càng nhiều càng tốt. Không chỉ giúp bạn có kết quả khả quan ở bài thi, hiểu sâu về ngữ pháp tiếng Nhật cũng là cách học tiếng Nhật hiệu quả trong phần bài đọc.
Đọc hiểu 読解 (dokkai)
Phần đọc hiểu tiếng Nhật thường được chú ý hơn với các cấp độ cao như N1 và N2. Đây không những là phần thi nhiều điểm nhất, bài đọc hiểu trong tiếng Nhật còn chứa nhiều từ vựng Kanji mà nếu không có khối từ vựng phong phú, bạn hoàn toàn không hiểu tác giả muốn nói về điều gì. Vì thế phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả cho phần này là bạn phải học nhiều từ vựng và nắm bắt ngữ pháp.
Phần đọc luôn luôn là phần cuối cùng sau khi đã hoàn thành các phần khác, các bạn nên làm phần ngữ pháp và từ vựng trước. Nếu đọc chậm và không được tốt lắm thì hãy đọc những bài ngắn trước và để bài luận dài ở sau. Với cách học tiếng Nhật như thế này, nghĩa là bạn sẽ đọc và trả lời câu hỏi từ trang sau cho đến trang trước bởi bài đọc đầu tiên luôn là những bài đọc dài và khó hiểu hơn.
Điều quan trọng khi bạn đọc một bài văn tiếng Nhật là đừng bao giờ cố gắng hiểu toàn bộ bài viết mà cách hiệu quả nhất để học tiếng Nhật trong trường hợp này là hãy xem câu hỏi muốn hỏi điều gì. Đọc câu hỏi trước và xác định thông tin trả lời cho câu hỏi đó ở phần nào. Sau đó hãy đọc kỹ phần đó và tìm câu trả lời chứ không dành thời gian cho từng chi tiết của bài viết.
Nghe hiểu 聴解 (choukai)
Phần nghe thường là phần khó nhất trong mỗi bài thi “Năng lực Tiếng Nhật” bởi với mỗi câu hỏi bạn chỉ được nghe một lần duy nhất và sau đó phải trả lời ngay lập tức. Vì thế, phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả cho phần này chính là, nếu không thể trả lời câu hỏi nào, hãy bỏ nó lại, đừng để mất thời gian cho câu khác. Bạn sẽ không có thời gian để xem lại câu trả lời của mình, vì thế hãy cố chọn đáp án mà bạn cho là đúng nhất, ngay cả khi bạn không thể hiểu người ra đề đang hỏi về vấn đề gì.
Trừ khi bạn đang sống ở Nhật Bản, cách duy nhất để cải thiện kỹ năng nghe là nghe tiếng Nhật nhiều hơn, có thể thông qua các bài luyện nghe tiếng Nhật online hoặc các đĩa CD. Bên cạnh nghe các tin tức bằng tiếng Nhật và xem các buổi truyền hình (đối với các cấp độ cao) bạn có thể luyện tập thêm với các đĩa CD của các đề thi Năng lực tiếng Nhật các năm trước nhiều lần.
Theo như những gì mà chuyên mục giáo dục đã vừa cung cấp, nếu bạn đang trong giai đoạn chuẩn bị kiến thức, chuẩn bị tinh thần và hoàn tất mọi kĩ năng tiếng Nhật sẵn có đã được học thì nhất định phải tham khảo, đừng bỏ qua bất kỳ một thông tin quý giá nào ở trên nhé. Học Tiếng Nhật không phải là một thứ ngoại ngữ dễ dàng, dễ nhớ, dễ tiếp thu, quan trọng là bạn cần phải có sự kiên trì, kiên nhẫn, kết hợp đồng thời thêm một vài phương pháp ôn luyện thi JLPT khoa học đúng cách khác nữa thì đảm bảo khả năng đạt điểm cao trong mọi kỳ thi là rất cao, là trong tầm tay. Chúc các bạn may mắn và thi tốt nhé!