Image

20/03/2023

Marketing

Định nghĩa và quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Rủi ro luôn tiềm tàng trong mỗi doanh nghiệp dù lớn hay bé, nhất là sau mùa dịch bệnh, tình hình các doanh nghiệp trở nên căng thẳng và nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao. Do đó, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một hoạt động không thể thiếu. Để hiểu hơn về bản chất và phương pháp ngăn chặn,chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Quản trị rủi ro là gì?

Định nghĩa

Đây là một quá trình cải thiện, xem xét, đánh giá để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho doanh nghiệp, thường được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp. Nói chung, đây là quá trình ứng phó, lên kế hoạch với các sự kiện đã hoặc có thể xảy tới trong tương lai với doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là như thế nào?

Quản trị rủi ro là như thế nào?

Làm cách nào để nhận biết được rủi ro?

Sau đây là một số yếu tố, nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

–Các yếu tố chủ quan

  • Quá nhiều dự án đang xảy ra trong một thời điểm
  • Không đủ thời gian hoàn thành dự án
  • Giai đoạn lên kế hoạch không được chuẩn bị tốt
  • Không có người chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án
  • Quản lý  kém khi khi đối mặt với thay đổi trong thiết kế
  • Bất đồng, mâu thuẫn nội bộ

Không ứng phó tốt trước sự thay đổi của khách hàng

– Các yếu tố khách quan

  • Thảm họa thiên nhiên
  • Thị trường biến động
  • Xã hội
  • Môi trường
  • Lạm phát
  • Biến động tỷ giá ngoại tệ

 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp gồm những bước nào?

Thông thường, quy trình quản lý rủi ro thường gồm 6 bước dưới đây.

Ứng phó rủi ro

Ứng phó rủi ro

Bước 1: Xác định giới hạn xử lý rủi ro

Để xử lý rủi ro một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định được giới hạn của rủi ro để quản lý rủi ro. Nói rõ hơn, đó chính là việc rà soát các nguy cơ rủi ro bằng kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân viên.Ở bước này, doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhờ công cụ hỗ trợ đánh giá phân loại và xếp hạng mức độ rủi ro: cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý

Bước 2: Đánh giá rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ xem xét, phân tích khả năng rủi ro có thể xảy ra cũng như dự đoán rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất của công ty. Song song đó, doanh nghiệp cũng thảo luận về các biện pháp ứng phó. Dựa vào bảng đánh giá mức độ rủi ro ở bước 1, doanh nghiệp sẽ xác định mức độ chấp nhận rủi ro.

Bước 4: Ứng phó rủi ro

Đây là giai đoạn doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các phương án, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Và đồng thời, các biện pháp này phải tương thích với mức độ rủi ro và ngân sách của từng phương án ứng phó được lập ở bước đầu tiên.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:

Kiểm soát phòng ngừa: thực hiện các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự kiện bất ngờ, đột ngột hay hành động, giao dịch không mong muốn.

Kiểm soát phát hiện: theo dõi, giám sát quy trình để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời với các lỗi sai, thiếu sót của phương pháp kiểm soát.

Kiểm soát khắc phục: xử lý các vấn đề để khôi phục chúng về trạng thái gốc ban đầu. Bên cạnh đó, cố gắng khắc phục hậu quả để lại, giảm thiệt hại của sự cố.

Bước 6: Giám sát và báo cáo

Đối với bước cuối cùng, doanh nghiệp sẽ giám sát, báo cáo các hoạt động quản lý rủi ro và đưa ra những dự đoán về những thay đổi có thể ảnh hưởng doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phát triển các chiến lược, đưa ra những giải pháp và rút kinh nghiệm để giải quyết tốt hơn.

Theo dõi và giám sát hậu rủi ro

Theo dõi và giám sát hậu rủi ro

Tạm kết

Nhìn chung, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra xuống mức thấp nhất để đi đến gần hơn đạt mục tiêu đã đề ra. Trên đây là một số thông tin bổ ích mà bài viết này muốn gửi gắm đến doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: 8 bước trong quản lý rủi ro doanh nghiệp

Bài viết liên quan

Insight khách hàng gồm những gì? Phân tích “In” và “Sight”

Việc hiểu rõ khách hàng không chỉ là một ưu điểm mà là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trong kinh daonh

Ví dụ về insight khách hàng - lợi thế khi phân tích insight khách hàng

Mọi Doanh Nghiệp đều nghiên cứu insight khách hàng để hướng tới cho họ những hoạt động xu hướng của khách hàng đối với sản phẩm của Thương Hiệu

Tại sao không nên dùng giả định để xác định insight khách hàng?

Trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm, việc hiểu rõ insight khách hàng đóng vai trò quan trọng

Tại sao phải nghiên cứu hành vi khách hàng - vì sao doanh nghiệp cần quan tâm?

Hành vi khách hàng là một trong những quá trình khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua những hình thức nào

Phân tích hành vi người tiêu dùng trong thị trường E-commerce

Nắm bắt hành vi người tiêu dùng là yếu tố cần thiết đối với mọi Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực E-commerce

Quản lý khủng hoảng doanh nghiệp - các bước lập kế hoạch giải quyết

Một nhà lãnh đạo không thể thiếu khả năng quản lý khủng hoảng doanh nghiệp để đối mặt với những thách thức có thể xuất hiện trong hoạt động kinh doanh

Tối ưu hóa chiến lược Marketing với các công cụ Social Listening hiệu quả

Trong chiến lược kinh doanh, Marketing đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu của họ

Sự quan trọng của thấu hiểu insight khách hàng: Tạo niềm tin và tăng cường sự ủng hộ của khách hàng

Trong một thế giới kinh doanh đầy biến đổi và cạnh tranh ngày càng cao, khả năng thấu hiểu insight khách hàng trong môi trường kinh doanh đóng vai trò không thể thiếu

Sức mạnh của dữ liệu: Nghiên cứu hành vi khách hàng trong chiến lược Marketing của bạn

Trong thời đại kỹ thuật số hiện đại, việc nắm bắt và thấu hiểu hành vi khách hàng thông qua dữ liệu đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược marketing của mọi Doanh nghiệp