10/06/2019
Giáo Dục
Cha mẹ nên làm gì để tạo động lực cho con học tập?
Trẻ thường rất ham chơi và không thích thú mấy với việc học tập. Điều này khiến nhiều cha mẹ đau đầu dù đã thử nhiều cách kể cả ép buộc trẻ học. Trương bài viết dưới đây VAS cùng các trường mầm non quốc tế tại tphcm sẽ chia sẻ bí quyết để cha mẹ tạo động lực học tập cho con.
1. Phương pháp 1: Thiết lập những mục tiêu có thể thực hiện
Hãy thiết lập mục tiêu cho trẻ dù là bắt đầu từ những việc làm vô cùng đơn giản hàng ngày. Đây là một phương pháp đã được các trường mầm non quốc tế tại tphcm áp dụng vô cùng hiệu quả với các học sinh của mình. Cùng trẻ thiết lập mục tiêu và cố gắng thực hiện để đến khi đạt được thành tựu sẽ giúp trẻ cảm thấy phấn khích và tự tin vì mình đã làm được việc đó. Những kinh nghiệm từ những lần thành công đó sẽ giúp trẻ trở lên tự tin hơn và có động lực để học tập hơn. Chẳng hạn như bạn hãy đặt mục tiêu cho trẻ học được hết bài tập hôm nay thì sẽ thưởng cho trẻ gì đó. Như vậy trẻ sẽ cố gắng thực hiện, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu bạn đưa ra. Cha mẹ cũng nên chú ý không nên tạo áp lực cho con quá trong việc đặt mục tiêu quá cao cho con.
Nhiều cha mẹ thường lợi dụng việc đặt mục tiêu cho con để gây áp lực cho con như yêu cầu con phải xếp hạng nhất trong lớp. Điều này vô tình tạo áp lực lớn cho con khiến con cảm thấy chán ghét việc học hơn. Con cũng sẽ không học vì phần thưởng mà cha mẹ đưa ra mà là sợ sự kỳ vọng của cha mẹ.
Vậy nên, một nguyên tắc quan trọng mà trường mầm non quốc tế tại tphcm muốn nhắc nhỏ cha mẹ đó là không nên đặt mục tiêu quá xa tầm với của trẻ. Hãy đề ra mục tiêu vừa sức và cố gắng giúp trẻ cùng thực hiện mục tiêu đều đặn hàng ngày. Nếu bé đạt được mục tiêu hãy thưởng bé. Nhưng nếu bé không đạt được mục tiêu thì cha mẹ cũng đừng nên mắng bé mà hãy cùng bé tìm ra nguyên nhân tại sao bé không đạt được mục tiêu đó và thực hiện lại mục tiêu đó từ đầu.
2. Phương pháp 2: Hình thành thói quen học tập
Môi trường học tập đóng vai trò rất quan trọng. Trẻ vốn rất khó tập trung vào việc học, nên nếu bạn để trẻ học trong môi trường có nhiều thứ tác động tới làm trẻ xao nhãng việc học thì sẽ khó có thể giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt được. Do đó bạn hãy tạo cho trẻ môi trường học tập và thiết lập những thói quen học tập nhất định. Mỗi ngày hãy sắp xếp cho trẻ thời gian học nhất định và cố gắng duy trì việc đó để tạo thành thói quen học tập cho trẻ. Dần dần não bộ của trẻ sẽ quen với việc tập trung học trong khoảng thời gian đó mỗi ngày mà không cần bạn nhắc nhở nữa.
3. Phương pháp 3: Ngồi đối diện khi trẻ học
Việc ngồi học đối diện trẻ sẽ khiến trẻ có cảm giác giống như bạn và bé đang cùng làm một việc. Như vậy trẻ sẽ thoải mái hơn nhiều. Bạn hãy để trẻ tự mình học và ngồi đối diện trẻ để quan sát khi con có gì không hiểu bạn có thể giải thích cho trẻ để trẻ hiểu bài hơn. Bạn cũng đừng làm việc gì để phân tâm trẻ như nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Nếu có thể bạn có thể đọc sách hoặc làm việc trước mặt trẻ thay vì ngồi chơi sẽ khiến trẻ xao nhãng. Khi bạn ngồi trước mặt bé và làm việc sẽ khiến bé nhìn thấy và học theo. Bé sẽ hiểu rằng đây là lúc bạn và bé cần tập trung để làm công việc của mình. Bạn có trách nhiệm hoàn thành công việc còn bé sẽ có trách nhiệm hoàn thành bài tập của mình. Đây cũng là cách để gây hứng thú cho trẻ.
4. Tập trung vào những điểm yếu
Để thúc đẩy tinh thần học tập ở trẻ cha mẹ hãy thử tập trung vào các chủ đề mà trẻ còn yếu và tạo lên hứng thú cho trẻ với các chủ đề đó. Đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản. Khi trẻ cảm thấy mình yếu môn học nào đó trẻ thường tỏ ra không có hứng thú với môn học đó thay vì cố gắng. Do đó bạn phải tạo cho trẻ đam mê về môn học đó và kích thích trẻ hứng thú để tìm hiểu nó. Khi đã cảm thấy hứng thú với môn học đó trẻ sẽ không còn cảm giác sợ hãi hay trốn tránh khi phải học tới môn học đó nữa. Từ đó trẻ sẽ trở lên tích cực hơn để tìm hiểu và khắc phục điểm yếu của mình, tăng thêm động lực để học tập hơn.
Cha mẹ hãy quan tâm tìm hiểu xem điểm yếu của con nằm ở đâu để từ đó hãy tập trung vào nó và tìm ra cách khắc phục. Cố gắng tạo ra hứng thú cho trẻ, và để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết với bạn.
5. Phương pháp 5: Tạo đối thủ
Đối với trẻ, thường các em có tính hiếu thắng rất cao. Cha mẹ có thể lợi dụng điểm này của trẻ để tạo động lực cho trẻ tham gia học tập tích cực hơn. Hãy đặt ra cho trẻ một đối thủ nhất định có thành tích cao hơn trẻ và tạo cho trẻ mục tiêu hãy làm tốt hơn đối thủ đó. Tuy nhiên cách này cũng rất dễ gây ra phản tác dụng nên cha mẹ cần phải hết sức cẩn trọng khi áp dụng nó. Hãy dạy trẻ cách cạnh tranh một cách công bằng và thân thiện với đối thủ của mình thay vì dùng lòng ghen ghét, đố kỵ để hành xử với bạn đối thủ đó.
Ngoài những cách trên tại các trường mầm non quốc tế tại tphcm như trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc VAS thì việc tạo động lực cho trẻ khám phá và ham học hỏi là điều mà các giáo viên ở đây luôn chú ý quan tâm. Do chương trình dạy của trường chủ yếu đánh vào tính tự giác học tập của trẻ. Vậy nên để trẻ tự giác học tập ở các bậc học tiếp theo và duy trì tinh thần học hỏi cao thì các giáo viên đã luôn rèn luyện và xây dựng cho trẻ nội dung chương trình học mỗi ngày hấp dẫn, ưu tiên cho trẻ tham gia các trải nghiệm thực tế. Nhờ phương pháp dạy hiện đại, nội dung bài học hấp dẫn được xây dựng và hình thành ngay từ cấp bậc mẫu giáo đã giúp các em học sinh của VAS rèn luyện được cho mình thói quen chủ động học tập mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin để cha mẹ tạo động lực cho con học tập tốt hơn của VAS. Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm hiểu về VAS để tìm cho con phương pháp học tập hiệu quả giúp con tự mình phát huy được khả năng của bản thân tốt hơn.
>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)
Bài viết liên quan
Việc chọn trường cho con em mình là một trong những quyết định quan trọng và đầy trăn trở của các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó ba mẹ còn quan tâm đến học phí Trường Quốc tế VAS với tiêu chí giáo dục tiên tiến, hiện đại cùng mức học phí hợp lý. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc về học phí của trường VAS, từ đó bạn có thể cân nhắc sự đầu tư cho tương lai con em.
Trong thời đại công nghệ số, việc rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đọc sách giúp trẻ tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thói quen và kỹ năng đọc sách tốt. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách đọc hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc đọc sách và những cách dạy trẻ kỹ năng đọc sách hiệu quả.
Giáo dục song ngữ ngày càng trở thành xu hướng phổ biến khi cha mẹ mong muốn con mình có một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học. Trường tiểu học song ngữ giúp trẻ thành thạo tiếng Anh từ sớm, trang bị cho các em kỹ năng tư duy linh hoạt, khả năng giao tiếp quốc tế và sự tự tin trong môi trường đa văn hóa. Vậy trường song ngữ là gì, có những lợi ích nào và đâu là những ngôi trường đáng tin cậy tại Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi bé học mẫu giáo trong năm đầu tiên, đây là thời điểm vô cùng quan trọng để trẻ bắt đầu làm quen với môi trường học tập và những thói quen mới. Hành trình này không chỉ là sự khởi đầu của con đường học vấn mà còn là cơ hội giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, tình cảm và xã hội. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về những thay đổi này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về những điều cần lưu ý khi trẻ học mẫu giáo trong năm đầu tiên.
Chương trình học hệ cambridge ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi tính linh hoạt và chuẩn quốc tế mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng phù hợp với phương pháp học này. Vậy làm thế nào để phụ huynh xác định liệu chương trình này có thực sự phù hợp với con mình?
Lựa chọn trường mầm non phù hợp là quyết định quan trọng của phụ huynh. Bên cạnh chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất, học phí các trường mầm non tại TPHCM cũng là yếu tố cần cân nhắc. Việc tham khảo mức học phí và các trường uy tín giúp ba mẹ đưa ra quyết định phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bé. Dưới đây là danh sách 5 trường mầm non uy tín tại TPHCM cùng thông tin học phí để ba mẹ tham khảo.
Việc chọn trường mầm non cho con luôn là quyết định quan trọng đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt khi mong muốn một môi trường giáo dục chất lượng, an toàn. Với chương trình giảng dạy tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại và phương pháp giáo dục toàn diện, VAS là một trong những trường mầm non quận 10 được nhiều phụ huynh tin tưởng. Hơn nữa, vị trí thuận lợi gần trung tâm giúp việc đưa đón bé trở nên dễ dàng hơn. Vậy điều gì khiến VAS trở thành lựa chọn lý tưởng? Cùng khám phá ngay!
Khi bàn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ trong độ tuổi này. Việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố cần thiết để phù hợp với lứa tuổi này.
Giai đoạn trẻ 2 tuổi là một thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, khi các kỹ năng sống bắt đầu được hình thành và phát triển. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp trẻ tự lập mà còn là nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao giai đoạn này lại quan trọng và những kỹ năng sống cơ bản mà phụ huynh có thể dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ nhút nhát, đòi hỏi ba mẹ phải kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Trẻ ở độ tuổi này đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cảm xúc, ngôn ngữ và khả năng xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một môi trường an toàn, khuyến khích sự tự tin và hỗ trợ trẻ khám phá là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhút nhát: