Image

05/12/2018

Giáo Dục

Cách giúp ba mẹ dạy trẻ mầm non ngay tại nhà

Trẻ mầm non rất thích chơi đùa hơn là nghiêm túc ngồi vào bàn học, dựa vào tâm lý này của trẻ, ba mẹ có thể tạo ra sân chơi thú vị cho bé ngay tại nhà mình. Bằng cách nào và ra sau, hãy tìm hiểu ngay nhé!

1. Thường xuyên bổ sung thông tin thú vị cho trẻ

Bạn hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu năm mục khác nhau, mỗi mục bao gồm 10 tấm thẻ thông minh với các dữ kiện khác nhau. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã dạy đủ mỗi mục ba lần trước khi kết thúc một ngày. Khi đã cảm thấy tự tin hơn, mỗi ngày bạn hãy thêm vào một mục cho đến khi bạn có thể dạy trẻ 10 mục khác nhau. Một lần nữa, hãy nhớ rằng, mỗi mục được dạy 10 giây một lần, ba lần một ngày. Khi đã tiến tới giai đoạn dạy trẻ 10 mục mỗi ngày, 10 ngày sau, bạn hãy bắt đầu việc mỗi ngày loại bỏ một tấm thẻ từ mỗi mục. Hãy lưu những tấm thẻ mà bạn loại ra vào một chỗ để sau này sử dụng và thêm một tấm thẻ mới thay thế tấm thẻ loại ra ở mỗi mục. Kể từ thời điểm này, mỗi ngày bạn tiếp tục thêm vào mỗi mục một tấm thẻ hoặc có thể thêm cả 10 tấm thẻ mới. Đó là số lượng tối thiểu chứ không phải tối đa. Nếu bạn có khả năng thêm các tấm thẻ với tốc độ nhanh hơn, chắc chắn con bạn vẫn tiếp thu được như thường. Với tất cả các ý nghĩa hay mục đích thì bộ não của trẻ là không có giới hạn. Khi đã sử dụng hết các tấm thẻ trong mỗi mục, bạn chỉ cần thay thế nó bằng một mục gồm 10 tấm thẻ hoàn toàn mới. Sau đó, khi bạn tìm được đủ số thẻ mới thuộc mục đã bị thay thế, bạn hoàn toàn có thể giới thiệu lại mục đó cho trẻ. Trong thời gian tìm kiếm thẻ mới, bạn hãy lưu giữ cẩn thận những thẻ cũ vì sau này, bạn sẽ còn cần đến chúng.

trường mầm non quốc tế tạ tphcm trao thưởng cho các em

2. Tuổi thọ của những chiếc thẻ thông minh cho bé

Mỗi người mẹ nên hiểu rất rõ chương trình dạy con của mình. Ví dụ, người mẹ nào cũng cần phải biết chính xác họ cần dạy con những tấm thẻ "bit" thông minh bao nhiêu lần trước khi tấm thẻ đó trở nên cũ kỹ đối với trẻ. Bạn cần phải biết rõ điều này bởi vì những tấm thẻ luôn cần được thay đổi. Ví dụ bạn hãy trả lời câu hỏi, trong chương trình giảng dạy được lên kế hoạch sẵn ở trên đây, trẻ sẽ được quan sát tấm thẻ bao nhiêu lần trước khi tấm thẻ đó bị loại? Nếu để ý theo dõi, bạn sẽ nhận ra rằng vòng đời của mỗi tấm thẻ là 30 lần, vì mỗi tấm thẻ mới sẽ được đưa ra dạy trẻ ba lần mỗi ngày trong thời gian 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện chương trình này với nguồn năng lượng và nhiệt huyết dồi dào, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện thấy rằng 30 lần trong 10 ngày là quá mức cần thiết cho con của bạn. Tại sao ư? Bởi vì bạn đã thực hiện chương trình này thành công và kết quả là trẻ chỉ cần quan sát một thứ mới 15 lần trong vòng năm ngày. Đây quả thực là một thay đổi đáng kể trong tần suất! Tuy nhiên, để đạt được đến trình độ này, ít nhất bạn cũng cần áp dụng chương trình trên trong vòng vài tháng. Bạn cần luôn luôn đặt ra cho mình câu hỏi: "Mình có cần thay đổi thời gian tồn tại của thông tin khi nhận ra rằng con mình đã nhận thức hình ảnh tốt hơn không?" Nếu bạn và bé đều đang cảm thấy hài lòng về chính mình, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ nhận ra là trẻ có nhu cầu thu nhận thông tin mới khi đã nắm rõ các thông tin cũ. Đôi khi điều này cũng trở thành vấn đề với các bà mẹ, nhưng sau đó, họ thấy rằng mình đã đạt được mục đích bởi lần đầu tiên, đứa trẻ đã có khả năng học hỏi rất nhanh và không mệt mỏi. Bộ não của bé phát triển rất nhanh qua từng ngày.

3. Tạo ra những tấm thẻ thông minh

Tạo ra những tấm thẻ "bit" thông minh đẹp tại nhà không hề khó. Thực tế mà nói, chất lượng của tấm thẻ phải đẹp vì nó sẽ được sử dụng như những vật quý giá dành cho một đối tượng quý giá hơn - đó là con của bạn. Bạn nên chuẩn bị những tấm thẻ với một ưu tiên trước nhất trong đầu - đó là chất lượng. Đây không phải là một trò chơi đáng yêu giữa bạn và bé, và cũng không phải là việc phun kem lên bánh, nó là quá trình đưa trẻ đến với tri thức của thế giới. Tấm thẻ "bit" thông minh của bạn phải thể hiện được sự tôn trọng của bạn đối với những bài học mà bạn định dạy trẻ và với những điều mà trẻ chuẩn bị được học. Không có gì quý giá hơn tri thức. Một thứ vô cùng giá trị mà bị làm cho rẻ rúng còn tồi tệ hơn cả những thứ rẻ tiền có vỏ bọc bên ngoài đẹp đẽ. Các tấm thẻ "bit" thông minh của bạn phải được coi là những gia sản quý giá được truyền lại cho con cháu, được bảo tồn và lưu giữ cho đời sau nữa.

Trường mầm non quận bình thạnh

Bạn sẽ cần đến những vật liệu sau, đa số chúng đều có sẵn: 1. Tấm thẻ "bit" thông minh thô (những bức ảnh hay bức vẽ) 2. Bảng đa năng (bảng viết ghim từ tính) 3. "Bút thần kỳ" màu đen hoặc bút ngòi to không thấm nước 4. Keo dán cao su 5. Giấy dán tường trong hoặc tấm formica (không bắt buộc) Một lần nữa, bạn sẽ muốn một tấm thẻ thô chính xác, riêng lẻ, cụ thể và mới mẻ. Ban đầu, chúng nhất định phải chính xác và phải mới, còn về tính riêng lẻ và cụ thể thì bạn có thể tạo ra cho chúng về sau. Thực tế là bạn sẽ sớm trở thành một chuyên gia trong việc xác định tấm thẻ thô đó có tiềm năng hay không. Nếu như bạn có một bức tranh tiềm năng nhưng nó lại có nền rối rắm, bạn chỉ cần cắt nguyên phần bạn cần và loại bỏ phần rối rắm đó đi. Hoặc nếu bức tranh đó có hẳn một nhóm các vật thể khác nhau, bạn hãy cắt riêng chúng ra và biến chúng thành những tấm thẻ riêng biệt. Bạn cũng cần cắt bỏ những dòng chữ bên dưới hay xung quanh hoặc nếu tấm thẻ thô có tựa đề chung chung, mơ hồ hay dễ gây nhầm lẫn, bạn cần phải tìm cho nó một cái tên rõ ràng và hoàn chỉnh nhất. Ví dụ, cái tên "bọ cánh cứng" quá chung chung. Bạn cần cái tên rõ ràng hơn như là "bọ rùa hai chấm." Và cuối cùng, trước khi bỏ đi những phần không cần thiết, bạn cần lưu lại tất cả những thông tin có liên quan đến tấm thẻ thô của mình.

Bởi vì bạn sẽ dùng đến chúng khi bạn dạy trẻ, bạn hãy đặt chúng ở một nơi dễ tìm.

Bạn nên dán những tấm thẻ vào những mảnh bìa các tông trắng hai mặt. Bảng này còn có các dạng tương tự như "bảng dán áp phích", "bảng mục lục", "bảng mô tả,"..., tên gọi đó phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và chất lượng của vật liệu. Giấy thì không đủ cứng để dùng làm thẻ. Một cách kiểm tra chất lượng bìa các tông là khi bạn cầm nó bằng một tay, nó không bị cong vẹo. Dù là vật liệu nào thì nó cũng phải đủ khỏe để sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần (đặc biệt là nếu bạn có ý định có thêm em bé nữa trong tương lai). Trong trường hợp tấm bảng trắng không tạo được độ tương phản với tấm thẻ bạn đã chuẩn bị, hãy sử dụng bảng dán áp phích màu đen hoặc một màu nào đó phù hợp để làm tăng độ tương phản. Để công việc được thuận lợi hơn, bạn nên cắt bìa các tông trước. Nếu bạn mua chúng từ cửa hàng văn phòng phẩm hay nhà máy giấy thì bạn nên nhờ họ cắt. Kích cỡ của tấm bìa là 28 x 28cm. Bút đánh dấu màu đen, không thấm nước. Bạn sẽ cần cây bút ngòi to, mực đen để viết chữ vào mặt sau của tấm thẻ "bit" thông minh. Loại bút này có rất nhiều tên, nhưng cái tên được sử biết đến nhiều nhất là "Bút thần kỳ." Nó không thấm nước và sử dụng loại mực sơn dầu. Bạn nên đóng nắp bút lại khi không sử dụng để tránh hiện tượng khô dầu và để xa tầm tay của trẻ. Keo dán cao su Chúng tôi phát hiện ra rằng keo dán cao su là chất liệu tuyệt vời để gắn những tấm thẻ thô lên bìa các tông. Bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng keo dán lên tấm thẻ và lên tấm bìa. Khi bề mặt của cả hai đã đủ khô, bạn đính tấm thẻ vào bìa là xong. Nếu muốn chúng dính chặt hơn, bạn có thể đặt một tờ giấy trắng lên trên tấm thẻ và lấy tay chà xát quanh bề mặt. Formica Một tấm thẻ "bit" thông minh lý tưởng thường được ép plastic. Formica giúp làm cho tấm thẻ trở nên chắc chắn, không bị hỏng, không bị in hình dấu vân tay hay bị bám bụi. Khi bạn lưu tâm đến thời gian và sự tập trung mà bạn bỏ ra để làm mỗi tấm thẻ, trong bạn sẽ xuất hiện mong muốn được gìn giữ nó tốt nhất có thể, để dành cho đứa con tiếp theo trong tương lai hoặc để dành tặng cho gia đình có con nhỏ khác. Hầu hết các gia đình không thể chi trả khoản phí để làm những tấm thẻ ép plastic bằng máy. Tuy vậy, những cuộn giấy dán tường to bản hữu dụng thì hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả. Đối với bất kỳ ai muốn cán mỏng tấm thẻ của họ thì đây là một vật dụng dễ kiếm để làm việc đó. Bạn có thể mua giấy dán tường ở các cửa hàng đồ gia dụng hoặc cửa hàng sơn nơi có bán đồ dùng trong nhà bếp và kệ ngăn kéo sách. Trên đây là những chia sẻ thú vị về cách dạy bé ngay tại nhà bằng những phương pháp đơn giản hiệu quả nhằm giúp bé tiếp thu những giá trị tri thức đơn giản từ sớm và có nhân sinh quan tốt sau này khi lớn lên.

Bài viết liên quan

6 sai lầm phổ biến khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Khi bàn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ trong độ tuổi này. Việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố cần thiết để phù hợp với lứa tuổi này.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi: Tại sao giai đoạn này quan trọng?

Giai đoạn trẻ 2 tuổi là một thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, khi các kỹ năng sống bắt đầu được hình thành và phát triển. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp trẻ tự lập mà còn là nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao giai đoạn này lại quan trọng và những kỹ năng sống cơ bản mà phụ huynh có thể dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi nhút nhát để con tự tin hơn

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ nhút nhát, đòi hỏi ba mẹ phải kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Trẻ ở độ tuổi này đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cảm xúc, ngôn ngữ và khả năng xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một môi trường an toàn, khuyến khích sự tự tin và hỗ trợ trẻ khám phá là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhút nhát:

Tiêu chí quan trọng phụ huynh cần biết khi chọn trường mầm non cho con

Việc chọn trường mầm non cho con là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời. Một môi trường giáo dục tốt đảm bảo an toàn, giúp trẻ hình thành thói quen học tập, giao tiếp xã hội và phát triển kỹ năng sống. Tuy nhiên, giữa vô số lựa chọn, bố mẹ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một ngôi trường phù hợp. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách chọn trường cho con, giúp bố mẹ đưa ra quyết định sáng suốt.

Khám phá Top 3 trường mầm non song ngữ nổi bật Quận 2

Các trường mầm non song ngữ Quận 2 giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và sáng tạo, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho tương lai.

Làm sao để dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự tin khám phá thế giới?

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi giúp trẻ tự chăm sóc, giao tiếp hiệu quả và phát triển độc lập, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện.

Lý do nên lựa chọn chương trình học hệ cambridge cho con em

Chương trình học Cambridge giúp trẻ phát triển toàn diện, rèn luyện tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm, phát huy tối đa tiềm năng.

Các mẹo để dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi vệ sinh cá nhân

Dạy kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ 4 tuổi giúp hình thành thói quen lành mạnh, tự lập và trách nhiệm. Bài viết chia sẻ mẹo giúp ba mẹ truyền đạt dễ dàng.

Lợi ích dài hạn khi cho con học tại trường mầm non tốt nhất TPHCM

Lựa chọn trường mầm non tốt nhất TPHCM giúp đảm bảo chất lượng giáo dục hiện tại và đầu tư cho tương lai, phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng và nhân cách.

Tầm nhìn và chiến lược phát triển của các trường mầm non song ngữ quận 2

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại ngày càng chú trọng đến yếu tố hội nhập và phát triển toàn diện, các trường mầm non song ngữ quận 2 không ngừng xây dựng tầm nhìn chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh và xã hội. Với vị trí là khu vực phát triển sôi động tại TP.HCM, quận 2 sở hữu nhiều lợi thế để trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu dành cho trẻ mầm non.