01/07/2019
Giáo Dục
British council bật mí lứa tuổi trẻ có thể tiếp thu tốt anh văn thiếu nhi
Ngày nay, các bậc cha mẹ đang dần quan tâm hơn đến việc để con trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh, ngay từ lứa tuổi mầm non,để trẻ có điều kiện làm quen và thành thạo anh văn thiếu nhi từ sớm, tạo điều kiện để trẻ học ngoại ngữ tốt hơn sau này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải dạy anh văn thiếu nhi không hề đơn giản một chút nào, như thế nào là phù hợp, là tốt nhất cho trẻ, và liệu dạy ngoại ngữ cho trẻ sớm như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng nói tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) của trẻ hay không. Trong khuôn khổ bài viết này, British Council sẽ chia sẽ những thông tin bổ ích để chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề đang rất nhức nhối này.
1. Học anh văn thiếu nhi: “Càng sớm càng tốt” có đúng không ?
Đây thực tế là vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi trên khắp mọi diễn đàn từ thế giới mạng ra đến ngoài ngõ, ngoài đường và trong chính bản thân các gia đình cũng có sự mâu thuẫn về vấn đề này. Một số quan điểm cho rằng trẻ “miệng còn hôi sữa”, nói tiếng Việt còn chưa sõi, thì dạy tiếng anh làm gì cho tốn thời gian, tiền của cha mẹ, lại không hiệu quả, học hoài học mãi rồi cũng lại một con số 0, học trởi học biển rồi cũng quên thôi.
Không chỉ vậy, việc học ngoại ngữ từ sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng mẹ đẻ của các bé. Thực tế đã xuất hiện nhiều trường hợp trẻ “thích” nói tiếng anh hơn cả tiếng Việt, không thể phát âm hay nói tiếng Việt rất rời rạc nhưng tiếng anh thì “như một cơn gió” vậy. Đây cũng là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, nhiều cah mẹ thậm chí đã cấm không cho con nói tiếng anh hay chuyển con từ các trường mầm non quốc tế về trường công vì nhận thấy trẻ ngày càng “xa rời” tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên, bên ủng hộ việc dạy anh văn cho trẻ từ sớm cũng có những lí lẽ của mình, và có vẻ “xịn xò” hơn với những bằng chứng chất về mặt khoa học. Theo đó, có hai độ tuổi vẫn được gọi là “độ tuổi vàng” để học ngoại ngữ ở thiếu nhi. Độ tuổi thứ nhất: Bố mẹ có thể cân nhắc đó là mình có thể cho các con học tiếng Anh khi khoảng 6 - 7 tuổi vì lúc này các con đã phần nào đó sử dụng được ngôn ngữ mẹ đẻ rồi, đây là lúc khá thích hợp để con tiếp nhận thêm một ngôn ngữ nữa.
Đặc biệt là khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai ở độ tuổi này thì tỷ lệ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thấp hơn. Nhưng đương nhiên để con có được giọng bản ngữ khi bắt đầu học ở độ tuổi này đòi hỏi nhiều thời gian và rèn luyện hơn. Độ tuổi thứ hai: Phụ huynh cho con làm quen ngôn ngữ thứ hai ở khoảng 2 - 4 tuổi. Học ở đây không có nghĩa là phải gửi con đến trường, đến trung tâm mà là cho các con tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai càng sớm càng tốt, có thể qua phim ảnh, truyện audio, bài hát….giai đoạn này có nhiều lợi ích với trẻ hơn.
Trẻ ở giai đoạn mầm non tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh vì trẻ như một trang giấy trắng, và là vì trẻ chưa nói được nhiều nên hầu hết thời gian sẽ dành cho việc nghe trong quá trình học, trẻ nghe nhiều sẽ giúp hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn, trẻ sẽ có thể cảm nhận được ngôn ngữ đó về ngữ điệu và ngữ nghĩa, sau đó tiếp thu, xử lý thông tin và nói được ngôn ngữ thứ hai giống như cách mà trẻ nói được tiếng mẹ đẻ mà không cần đi học trường lớp nào hết vậy.
2. Quan trọng là trẻ phải thích
Tạm gác lại cuộc tranh cãi không hồi kết giữa một bên ủng hộ và một bên phản đối việc học anh văn từ sớm, chúng ta hãy thử thay câu hỏi “học sớm có tốt không” thành “trẻ có hứng thú khi học ngoại ngữ hay không?”. Nhiều cha mẹ ngày này thường có xu hướng chạy theo “thị hiếu” số đông, xem ti vi, đọc báo thấy ở đâu đó có những em nhỏ có thể nói nhiều ngôn ngữ cùng lúc, hay mới 3 tuổi mà nói tiếng anh như người bản xứ, kết hợp với việc tham khảo, tìm hiểu thông tin một cách hời hợt, cũng sốt xắng cho con đi học các lớp anh văn thiếu nhi hay hối thúc trẻ xem youtube để học nói tiếng anh,…
Tất nhiên việc con trẻ có thể nói tiếng anh lưu loát khi còn bé chính là niềm tự hào vô bờ bến của người làm cha mẹ, tuy nhiên chính tâm lý ấy nhiều khi vô tình đã “hủy hoại” tuổi thơ của trẻ em. Thực tế cho thấy phần lớn trường hợp trẻ bị loạn ngôn ngữ là do phương pháp mà bố mẹ định hướng cho các em không phù hợp với các con, thay vì hướng đến việc giúp tiếp cận, làm quen với ngoại ngữ thì cha mẹ áp đặt các bé phải nói cho kỳ được hay phó mặc cho bé xem trên các kênh Youtube, những tưởng rằng như vậy ngôn ngữ sẽ ngấm dần, thẩm thấu dần vào người con trẻ. Tuy nhiên, bản chất của ngôn ngữ, dù là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ, chính là đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác với mọi người và môi trường xung quanh, từ đó hình thành các phản xạ ngoại ngữ, thông qua quá trình thực hành thường xuyên sẽ củng cố và hoàn thiện hơn nữa khả năng ngoại ngữ của các bé.
Như vậy, thay vì tranh cãi xem học ngoại ngữ sớm có tốt hay không, tại sao cha mẹ không để bé quyết định xem liệu bé có hứng thú với việc học ngoại ngữ không. Hãy để bé tiếp cận từ từ thông qua âm nhạc, những trò chơi bình thường để bé cảm thấy vui vẻ, hào hứng và tiếp nhận ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất. Không phải Youtube hay các trung tâm anh văn thiếu nhi mà chính bản thân cha mẹ sẽ là người thầy, người bạn đồng hành cùng bé, chỉ dẫn khuyến khích, khéo léo đưa ngoại ngữ trở thành một phần cuộc sống tuổi thơ của bé. Dạy con có bao giờ là việc đơn giản, nhưng cũng chính vì vậy nên cha mẹ cần bỏ nhiều thời gian tìm hiểu, nắm bắt được sở thích, xu hướng hoạt động của trẻ, từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp, những cách làm hay để trẻ cảm thấy vui vẻ mỗi khi nói ngoại ngữ.
Như chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã từng chia sẻ về “9 điều đáng yêu khi học ngoại ngữ cùng con, trong đó có những hoạt động rất đỗi bình thường như cùng con xem băng hoạt hình bằng tiếng anh, cùng cười với con khi xem đến những đoạn vui nhộn, xem các clip dạy nấu ăn, du lịch, chơi trò chơi với con,… Cứ thế, không cần cha mẹ phải ép, các con sẽ tự đòi học ngoại ngữ, và nếu khi nào con chán, hãy cho trẻ dừng lại, hãy để các bé tự lựa chọn môn học cho mình, cha mẹ nhé.
Hi vọng với những thông tin hữu ích mà British Council Hội đồng Anh chia sẻ sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh có con nhỏ đang có mong muốn cho trẻ học tiếng Anh. Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm một số thông tin khác về trẻ nhỏ và tiếng anh tại đường link: https://knowledgeintheworld.com/huong-dan-day-anh-van-thieu-nhi-hieu-qua/
Bài viết liên quan
Trong hành trình khám phá tiềm năng của trẻ, việc dạy trẻ kỹ năng đọc sách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp trẻ tiếp cận tri thức, sách còn là người bạn đồng hành giúp trẻ hình thành tư duy logic, tăng cường khả năng ngôn ngữ và bồi dưỡng cảm xúc tích cực. Vậy làm sao để trẻ yêu thích việc đọc? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện và những phương pháp thiết thực nhất.
Việc chọn trường cho con em mình là một trong những quyết định quan trọng và đầy trăn trở của các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó ba mẹ còn quan tâm đến học phí Trường Quốc tế VAS với tiêu chí giáo dục tiên tiến, hiện đại cùng mức học phí hợp lý. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc về học phí của trường VAS, từ đó bạn có thể cân nhắc sự đầu tư cho tương lai con em.
Trong thời đại công nghệ số, việc rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đọc sách giúp trẻ tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thói quen và kỹ năng đọc sách tốt. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách đọc hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc đọc sách và những cách dạy trẻ kỹ năng đọc sách hiệu quả.
Giáo dục song ngữ ngày càng trở thành xu hướng phổ biến khi cha mẹ mong muốn con mình có một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học. Trường tiểu học song ngữ giúp trẻ thành thạo tiếng Anh từ sớm, trang bị cho các em kỹ năng tư duy linh hoạt, khả năng giao tiếp quốc tế và sự tự tin trong môi trường đa văn hóa. Vậy trường song ngữ là gì, có những lợi ích nào và đâu là những ngôi trường đáng tin cậy tại Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi bé học mẫu giáo trong năm đầu tiên, đây là thời điểm vô cùng quan trọng để trẻ bắt đầu làm quen với môi trường học tập và những thói quen mới. Hành trình này không chỉ là sự khởi đầu của con đường học vấn mà còn là cơ hội giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, tình cảm và xã hội. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về những thay đổi này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về những điều cần lưu ý khi trẻ học mẫu giáo trong năm đầu tiên.
Chương trình học hệ cambridge ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi tính linh hoạt và chuẩn quốc tế mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng phù hợp với phương pháp học này. Vậy làm thế nào để phụ huynh xác định liệu chương trình này có thực sự phù hợp với con mình?
Lựa chọn trường mầm non phù hợp là quyết định quan trọng của phụ huynh. Bên cạnh chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất, học phí các trường mầm non tại TPHCM cũng là yếu tố cần cân nhắc. Việc tham khảo mức học phí và các trường uy tín giúp ba mẹ đưa ra quyết định phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bé. Dưới đây là danh sách 5 trường mầm non uy tín tại TPHCM cùng thông tin học phí để ba mẹ tham khảo.
Việc chọn trường mầm non cho con luôn là quyết định quan trọng đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt khi mong muốn một môi trường giáo dục chất lượng, an toàn. Với chương trình giảng dạy tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại và phương pháp giáo dục toàn diện, VAS là một trong những trường mầm non quận 10 được nhiều phụ huynh tin tưởng. Hơn nữa, vị trí thuận lợi gần trung tâm giúp việc đưa đón bé trở nên dễ dàng hơn. Vậy điều gì khiến VAS trở thành lựa chọn lý tưởng? Cùng khám phá ngay!
Khi bàn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ trong độ tuổi này. Việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố cần thiết để phù hợp với lứa tuổi này.
Giai đoạn trẻ 2 tuổi là một thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, khi các kỹ năng sống bắt đầu được hình thành và phát triển. Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp trẻ tự lập mà còn là nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao giai đoạn này lại quan trọng và những kỹ năng sống cơ bản mà phụ huynh có thể dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ.