25/06/2023
Marketing
3 yếu tố chính giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả
Nghiên cứu thị trường có thể giúp điều hướng kế hoạch marketing bởi việc này cung cấp thông tin về thị trường bạn nhắm đến, đối thủ và những cơ hội xa hơn để phát triển và gắn bó với thị trường đó.
Nghiên cứu, phân tích thị trường cần tập trung vào đâu
Khi thực hiện nghiên cứu, bạn có thể quyết định tập trung vào thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của mình hoặc hiểu hơn về thị trường bạn muốn thâm nhập và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
- Danh tiếng thương hiệu: Thương hiệu của bạn được khách hàng đón nhận như thế nào?
- Quan điểm của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ
- Hành vi mua sắm
- Cách khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm.
Hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường
Mặt khác, nếu bạn muốn phân tích về thị trường mà bạn đang ở trong đó hoặc muốn thâm nhập, có một số yếu tố để đo lường với việc nghiên cứu và phân tích thị trường:
Kích thước thị trường:
Kích thước của thị trường to hay nhỏ dựa trên các giao dịch bán hàng.
Cung và cầu
Đây là khởi đầu cho việc nghiên cứu bởi vì nó sẽ cung cấp thông tin về sự khả dụng của các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự trong thị trường của bạn và nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ đó. Hai yếu tố này có thể thay đổi dựa trên sự thay đổi về nhân khẩu học và sức mua của khách hàng dựa trên thu nhập và nền kinh tế.
Xu hướng
Có thể xác định được xu hướng chủ đạo trong thị trường mà có thể tác động đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Ví dụ như có sản phẩm thay thế nào được tung ra thị trường hay không? Có công nghệ mới nào đang khả thi hay thị trường đang trải qua việc mua đi và bán lại hay không?
Những yếu tố cần được đo lường
Sự phát triển của thị trường
Thị trường có phát triển hơn so với những năm trước hay nó đang thu hẹp về các giao dịch bán hàng và tăng tính cạnh tranh?
Kênh phân phối
Đâu là kênh phân phối chính trong thị trường của bạn? Việc mua bán chủ yếu diễn ra trong cửa hàng hay trực tuyến và có kênh phân phối lớn nào bạn có thể hợp tác để thúc đẩy phát triển hay không?
Lợi nhuận
Bên cạnh khối lượng giao dịch, bạn có thể xem xét lợi nhuận của các giao dịch đó và sức mua của khách hàng trên thị trường đó. Điều này cung cấp thêm thông tin để bạn cần xem xét lại chiến lược định giá, chi phí hoặc kênh phân phối của mình hay không
PESTEL (Political, Economic, Social, Legal, Environmental and Technological)
Điều quan trọng là nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường và công nghệ vì những điều này có thể tác động lên chiến dịch của bạn.
Phương pháp đo lường
Khi bạn đã quyết định yếu tố để đo lường thì tiếp theo bạn cần quyết định phương pháp nghiên cứu và đo lường thị trường nào.
Dựa vào bạn đang phân tích thị trường hay khách hàng để quyết định bạn cần phân tích định lượng hay là phân tích định tính hay cả hai.
Phương pháp định lượng
Với nghiên cứu tập trung vào thị trường của bạn, phân tích định lượng là phương pháp nên được chọn cũng như những dữ liệu thứ cấp mà có thể tìm được từ văn phòng thống kê quốc gia hoặc các công ty nghiên cứu thị trường.
Phương pháp đo lường trong nghiên cứu
Phương pháp định tính
Nếu mục đích nghiên cứu của bạn là tìm ra quan điểm, thái độ, thái độ và hành vi của khách hàng thì bạn có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như:
- Phỏng vấn trực tiếp
- Nhóm tập trung
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Bảng khảo sát trực tuyến
Cách sử dụng dữ liệu
Bước cuối trong việc khảo sát thị trường là phân tích những dữ liệu mà bạn đã thu thập được từ khách hàng.
Sử dụng dữ liệu hiệu quả
Hãy đảm bảo rằng dữ liệu bạn thu được phải phù hợp và có thể áp dụng cho chiến lược marketing của bạn. Chọn dữ liệu mà có thể cung thông tin chi tiết rõ ràng cho hoạt động tiếp thị của bạn và loại dữ liệu không đáp ứng được điều kiện đó, tuy nhiên dữ liệu đó vẫn có thể sử dụng lại vào sau này.
Nếu bạn đang sử dụng việc nghiên cứu để điều hướng chiến lược tiếp thị của mình, hãy xác định hành động rõ ràng mà bạn có thể thực hiện dựa trên sự chính xác của dữ liệu và có ý nghĩa thống kê hay không.
Tổng kết
Hoạt động nghiên cứu thị trường cần được thực hiện bài bản để tránh sai sót dẫn đến thất thoát công sức và ngân sách. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn.
Bài viết liên quan
Việc hiểu rõ khách hàng không chỉ là một ưu điểm mà là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trong kinh daonh
Mọi Doanh Nghiệp đều nghiên cứu insight khách hàng để hướng tới cho họ những hoạt động xu hướng của khách hàng đối với sản phẩm của Thương Hiệu
Trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm, việc hiểu rõ insight khách hàng đóng vai trò quan trọng
Hành vi khách hàng là một trong những quá trình khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua những hình thức nào
Nắm bắt hành vi người tiêu dùng là yếu tố cần thiết đối với mọi Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực E-commerce
Một nhà lãnh đạo không thể thiếu khả năng quản lý khủng hoảng doanh nghiệp để đối mặt với những thách thức có thể xuất hiện trong hoạt động kinh doanh
Trong chiến lược kinh doanh, Marketing đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu của họ
Trong một thế giới kinh doanh đầy biến đổi và cạnh tranh ngày càng cao, khả năng thấu hiểu insight khách hàng trong môi trường kinh doanh đóng vai trò không thể thiếu
Trong thời đại kỹ thuật số hiện đại, việc nắm bắt và thấu hiểu hành vi khách hàng thông qua dữ liệu đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược marketing của mọi Doanh nghiệp
Khách hàng là trái tim của mọi Doanh nghiệp