5 BÀI HỌC GIÚP BẠN NÂNG CAO THU NHẬP & CÓ CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC HƠN

Dưới đây là 5 bài học có thể giúp bạn nâng cao thu nhập và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Bài học số 1: Tiền bạc không thể làm cho bạn hạnh phúc, nhưng thiếu tiền có thể khiến bạn khốn đốn

 bài học cuộc sống 1

Người ta thường nói: “tiền bạc không thể làm cho bạn hạnh phúc.” Nhưng, điều này không hoàn toàn đúng.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối liên hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc – và bạn đoán được kết quả là gì không? Tiền có thể làm cho bạn hạnh phúc, ở một mức độ nào đó. Nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên quan đáng kể giữa tiền bạc và hạnh phúc ở những người có mức thu nhập thấp và trung bình.

Đến một mức độ nhất định, nhiều tiền hơn đồng nghĩa với hạnh phúc hơn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nếu như bạn đã từng kiếm được 30.000 USD một năm, và hiện tại, bạn kiếm được 50.000 USD một năm, thì số tiền kiếm thêm này tác động vô cùng lớn đến cuộc sống của bạn. Cuộc sống hiện tại của bạn không áp lực như cuộc sống với mức thu nhập trước đây.

Một hộ gia đình càng giàu có, thì tác động này càng giảm đi. Cứ mỗi đô la Mỹ hộ gia đình đó kiếm thêm được thì niềm hạnh phúc của hộ gia đình đó lại tăng dần lên một chút.

Vậy đâu là điểm tới hạn? Câu hỏi này vẫn còn là vấn đề đang được bàn cãi. Một nghiên cứu nổi tiếng khẳng định rằng có mối liên quan rất lớn giữa tiền bạc và hạnh phúc trong 75.000 USD đầu tiên một hộ gia đình kiếm được, sau mức này thì dù số tiền hộ gia đình kiếm được nhiều chừng nào, mức độ hạnh phúc của hộ gia đình đó vẫn giữ nguyên. Các nghiên cứu khác lại cho rằng mức tăng nói trên của niềm hạnh phúc bắt đầu giảm khi hộ gia đình kiếm được từ 80.000 đến 100.000 USD, trong khi đó, theo các nghiên cứu khác, con số này xấp xỉ mức 160.000 USD.

Tất nhiên, khái niệm “đủ” phụ thuộc vào quy mô gia đình bạn và khu vực bạn sống. Một người ở Des Moines kiếm được 100.000 USD khác với 100.000 USD mà một gia đình gồm 6 người tại San Francisco kiếm được. Sẽ quá đơn giản khi chỉ bàn về thu nhập mà không xem xét các yếu tố khác.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù tiền bạc không thể mang lại hạnh phúc nhưng thiếu tiền có thể khiến bạn khốn đốn.

Bạn có biết câu rập khuôn người ta hay nói: “Tôi thà hạnh phúc hơn là giàu có” không? Thật là vớ vẩn. Hạnh phúc hoặc là ảnh hưởng tích cực lên tiền bạc hoặc là không hề có ảnh hưởng gì cả. Không hề có nghiên cứu nào cho thấy mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc theo chiều ngược lại.

Bài học số 2: Trải nghiệm làm chúng ta hạnh phúc hơn so với vật chất

Cách đây khoảng một thập kỷ, giáo sư, tiến sỹ tâm lý học và khoa học thần kinh Leaf van Boven, Đại Học Colorado đã quyết định tiết lộ chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc.

Ông ấy đã khảo sát hàng trăm người về những thứ họ mua gần đây và xếp họ thành hai nhóm: nhóm “thích trải nghiệm” hoặc nhóm “thích mua các món đồ”. Sau đó, ông ấy hỏi họ về mức độ hạnh phúc theo đánh giá và báo cáo của chính họ.

Bạn có đoán được kết quả không?

Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy tiêu tiền để tạo ra những trải nghiệm thay vì mua các món đồ.

Dưới đây là nhận xét về lợi ích của trải nghiệm được trích từ báo cáo của tiến sỹ Van Boven:

“Nghiên cứu sơ bộ đưa ra ba lý do tại sao tiêu tiền vào trải nghiệm làm người ta hạnh phúc hơn bỏ tiền mua những thứ vật chất: (a) trải nghiệm giúp người ta tái suy diễn tích cực hơn, (b) người ta thường ít so sánh các trải nghiệm hơn, do đó ít tạo ra tác động bất lợi, tiêu cực hơn lên cảm giác hạnh phúc của họ, và (c) trải nghiệm có khả năng tạo điều kiện giúp họ phát triển thành công các mối quan hệ xã hội hơn so với của cải vật chất.”

Có đúng vậy không? Hãy cùng xem giải thích chi tiết hơn của ông ấy bên dưới:

Trước hết, trải nghiệm thường nhận được sự thiên vị khi hoài niệm về chúng hơn so với các món đồ vật chất. Theo thời gian, ký ức càng trở nên đẹp hơn. Khi hồi tưởng lại chuyến đi đến Disney World, chúng ta thường không nhớ về việc phải xếp hàng dài chờ đợi, lũ trẻ dễ cáu kỉnh, khóc lóc hay cây kem bị chúng làm rớt xuống đất. Chúng ta chỉ nhớ về những chi tiết nổi bật như nụ cười trên khuôn mặt lũ trẻ khi chúng gặp các nhân vật yêu thích nhất của mình.

Trái lại, giá trị các món đồ giảm dần theo thời gian. Chúng hao mòn, hỏng hóc và niềm hạnh phúc chúng ta cảm thấy lúc ban đầu từ chúng phai nhạt dần. Khi đang trông đợi mua một món đồ (sự háo hức chờ đợi), chúng ta thường thấy vui hơn so với khi chúng ta thực sự sở hữu được nó (gọi là “sự thích nghi với niềm khoái lạc”). Khi chúng ta có được một món đồ rồi, thì dễ có xu hướng không trân trọng nó nữa.

Thứ hai, trải nghiệm ít có hiệu ứng “chạy theo nhà Jones” hơn. Kỳ nghỉ tuyệt vời của nhà hàng xóm tại Costa Rica không làm cho chuyến đi thú vị xuyên Ác-hen-ti-na của bạn ít đáng nhớ hơn. (Mặc dù ngày nay, tác động của Instagram có thể dễ làm cho chúng ta có cảm giác ‘ganh tỵ’ với trải nghiệm của người khác hơn).

Thứ ba, trải nghiệm giúp chúng ta gắn bó với gia đình và bạn bè hơn. Và dễ thấy là khi các mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn.

Bài học số 3: Đừng bao giờ trì hoãn cảm giác hài lòng

 bài học cuộc sống 3

Tôi biết. Điều này nghe có vẻ lạ đời.

Có phải quản lý tiền bạc được cho là sẽ làm trì hoãn cảm giác hài lòng? Có phải là bạn phải có “thực tại” không mấy dễ chịu để có một tương lai tuyệt vời không?

Không!

Sau đây là cách chuyển đối “khung hài lòng” của bạn: Đừng trì hoãn sự hài lòng mà hãy điều chỉnh lại sự hài lòng. Hãy hài lòng với số tiền bạn bỏ vào quỹ đầu tư theo chỉ số, khi bạn mua bất động sản đi thuê, và khi theo dõi mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng của bạn.

Hãy hài lòng với những bữa ăn tự nấu tại nhà, khi lái chiếc ô tô đã qua sử dụng nhưng vẫn đáng tin cậy, và đừng để bị “tẩy não” bởi những món đồ hiệu đắt tiền. Hãy hài lòng với việc bạn có thể dành ngày Thứ ba để thực hiện một chuyến đi bộ đường dài không định trước bởi vì bạn đã lên kế hoạch cho cuộc sống của bạn theo đó.

Trì hoãn sự hài lòng ư? Bạn có nói đùa không đấy? Không. Tôi không hề trì hoãn. Khi tôi dành dụm tiền để đặt cọc mua bất động sản tiếp theo mà tôi đang thuê, tôi cảm thấy cực kỳ tuyệt vời.

Khi tôi kiểm tra giá trị tài sản ròng và thấy kết quả tài sản mình xây dựng được, tôi cảm thấy hài lòng sâu sắc — hài lòng hơn rất nhiều so với khi tôi mua thêm vài món hàng nhựa cũ dường như không hề có giá trị.

Bài học số 4: Biết con số “Triệu phú nhà bên” của bạn

Bạn có vượt qua bài kiểm tra Triệu phú nhà bên không?

Quyển sách “Triệu phú nhà bên” giải thích cách tính để biết bạn là người tích lũy của cải giỏi (PAW) hay là người tích lũy của cải kém (UAW). Công thức tính như sau:

Tuổi của bạn x thu nhập trước thuế hàng năm ÷ 10 = giá trị tài sản ròng mục tiêu

Vì dụ: bạn 35 tuổi và kiếm được 70.000 USD một năm. Lấy 35 nhân với 70.000 USD rồi chia cho 10, và giá trị tài sản ròng mục tiêu thu được là 245.000 USD. Nếu giá trị tài sản ròng của bạn cao hơn con số này, bạn là người tích lũy của cải giỏi. Nếu thấp hơn thì bạn là người tích lũy của cải kém.

Nếu vợ chồng bạn có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, lấy tuổi trung bình của hai vợ chồng nhân với thu nhập gộp trước thuế hàng năm.

Nếu bạn đang ở độ tuổi 30 hoặc già hơn, hãy tính con số này mỗi năm một lần.

Cần lưu ý: Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, công thức này chưa áp dụng cho bạn.

Ví dụ: nếu bạn 25 tuổi và có thu nhập hàng năm là 70.000 USD, theo công thức này, giá trị tài sản ròng mục tiêu của bạn sẽ là 175.000 USD. Kết quả này không hợp lý vì nếu bạn 25 tuổi, thì bạn mới đi làm toàn thời gian và hưởng lương chỉ một hoặc hai năm.

Hãy lờ công thức này đi cho đến khi bạn chạm ngưỡng độ tuổi 30. Sau khi bạn đã đi làm được một thập kỷ, khi đó, hãy bắt đầu tính con số “triệu phú nhà bên mục tiêu” của bạn.

Bài học số 5: Bạn càng ít cố gắng hơn, thì càng tốt hơn

 bài học cuộc sống 5

Trong hầu hết nghề nghiệp, càng nỗ lực hơn đồng nghĩa với có được kết quả tốt hơn. Thế nhưng, trong đầu tư, bạn càng ít cố gắng hơn thì càng tốt hơn.

Điều này được thể hiện rõ khi bạn đầu tư vào quỹ đầu tư theo chỉ số. Càng thường xuyên mua bán và quản lý vi mô thì càng tạo ra kết quả tệ hơn so với phương pháp giao dịch “đặt lệnh và quên lệnh đó đi” và phương pháp “mua và nắm giữ”.

Điều này cũng đúng trong ngành bất động sản. Mua nhà bán chênh đòi hỏi bạn phải làm rất nhiều việc và tăng thêm phần bù rủi ro cho bạn; chiến lược “mua và nắm giữ” đòi hỏi bạn giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên, sau đó, bạn sẽ “hưởng” kết quả trong vài thập kỷ tới.

Phương pháp thụ động tạo ra dòng thu nhập liên tục dài hạn, là phương pháp các bên “cùng thắng”.

Chiến lược đầu tư đơn giản, “lười biếng” theo hình thức bỏ tiền vào và để đó trong thời gian dài có thể là chiến lược phù hợp và luôn đồng hành cùng bạn.

Để có thể chủ động hơn khi đối diện với các khó khăn thử thách trong cuộc sống, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Hãy để VietnamWorks Learning đồng hành và hỗ trợ bạn thông qua những quá học kỹ năng sống và làm việc:

https://learning.vietnamworks.com/khoa-hoc/ky-nang-cong-viec/lang-nghe-thau-hieu-de-hanh-phuc-va-thanh-cong.html

https://learning.vietnamworks.com/khoa-hoc/ky-nang-cong-viec/ky-nang-lap-ke-hoach-va-quan-ly-cong-viec.html

https://learning.vietnamworks.com/khoa-hoc/ky-nang-cong-viec/cam-giac-chan-hoc-va-cach-tim-lai-hung-thu.html

https://learning.vietnamworks.com/khoa-hoc/ky-nang-cong-viec/lam-chu-cam-xuc-trong-moi-hoan-canh.html