Auto Draft

Sai lầm nghiêm trọng về những cách dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả

“Làm thế nào để tạo được cách dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả?”. Câu hỏi mà tôi đưa ra ở trên, đối với một số người, nghe có thể thật nực cười.

Có thể họ nghĩ: “Thế mà cũng phải hỏi! Học là đến trường, đến lớp chứ là gì!”. Nhưng bạn đã từng thấy có những người đến trường mà chẳng học được mấy, còn có những người ít cơ hội đến trường hơn nhưng vẫn thành công? Bài viết này sẽ chỉ rõ những sai lầm nghiêm trọng trong cách dạy tiếng Anh theo kiểu truyền thống ở trẻ em mà mọi người đều lầm tưởng.

Học tiếng Anh ở trường là đủ?

Phần lớn chúng ta, khi nghe tới “học”, thường cho rằng việc học phải diễn ra ở trường lớp, ở độ tuổi từ mẫu giáo đến đại học hoặc cao học; học là ngồi im, thẳng lưng nghe giảng và ghi chép; học là phải theo chương trình được soạn và chuẩn bị kỹ lưỡng bởi những người được công nhận bởi bằng cấp; học là phải có bài kiểm tra và có điểm số đánh giá tiến bộ; học là phải học với những người tốt nghiệp sư phạm v.v…

Không ít người cho rằng chỉ có một cách học duy nhất – đó là cách học giống ở trường. Vì vậy, họ cho rằng trẻ em khi học phải ngồi im, thẳng lưng, phải lắng nghe, phải nhắc lại làu làu những gì đã học, không được nói khi chưa xin phép người lớn, khi “hư” (tức không nghe theo lời giáo viên, hoặc không làm được chính xác như mong đợi của giáo viên) thì cần phải bị phạt. Theo suy nghĩ truyền thống này, người lớn được quyền ép trẻ học, còn trẻ không có quyền lựa chọn (nội dung học, thời lượng học hay cách thức học), và trong hầu hết các lớp học trẻ không có quyền thể  hiện sự không thích của mình.

Nhưng quan điểm ấy lại hoàn toàn sai lầm và không mang lại hiệu quả cao. Cách học như trên chỉ gò bó trẻ em, khiến chúng không chủ động trong việc suy nghĩ; đồng thời bị áp đặt lối suy nghĩ của giáo viên vào chính tư duy của mình, dẫn đến bị hạn chế khả năng tư duy cũng như khả năng phát triển ngôn ngữ của mình.

Ngoài ra, cách học như ở trường cũng gây ra rất nhiều căng thẳng, hoặc nhàm chán, hoặc cả hai. Ngồi một chỗ lắng nghe, ghi chép liên tục, tập trung cao độ trong nhiều tiếng đồng hồ sẽ khiến trẻ bị đuối sức dần, không còn khả năng để theo dõi bài giảng liên tục trong quãng thời gian dài. Từ đó, trẻ sẽ rơi vào trạng thái “lơ mơ”, không thu nạp được kiến thức từ giáo viên cung cấp, việc học trở nên “vô bổ” và kém hiệu quả.

hạn chế ghi chép quá nhiều khi học

Phương pháp học tiếng Anh trong thời đại mới

Trong thời đại mới, khi Internet trở nên phát triển hơn thì xuất hiện những hình thức học thú vị, ít tốn kém nhưng lại mang hiệu quả cao như đọc sách, tự làm rồi rút ra kinh nghiệm, lên mạng Internet tra cứu thông tin, nói chuyện với những người có kinh nghiệm hơn, hoặc thậm chí học trong những lúc đang chơi hoặc tưởng như đang chơi.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể học qua phim ảnh, âm nhạc hoặc các hình thức nghệ thuật khác. Những phương pháp học như thế này sẽ giúp trẻ vừa học được tiếng Anh, đồng thời còn học được nhiều bài học trong cuộc sống từ những mối quan hệ khác nhau, từ những câu chuyện hay  và ý nghĩa trong sách báo, phim ảnh…

Vì vậy, với độ tuổi bé, cách áp dụng hợp lý nhất là học mà chơi, chơi mà học. Việc lồng ghép việc chơi với việc học trong quá trình học càng nhiều càng tốt sẽ giúp trẻ chủ động, nâng cao khả năng ngôn ngữ hơn mỗi ngày. Do vậy, hãy tạo điều kiện cho trẻ tiếp tục duy trì sự tò mò và khám phá năng lực của bản thân bằng những cách dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *