Mua bảo hiểm xe máy qua ứng dụng TNEX có giá trị pháp lý không?

Trong nhiều năm qua, người điều khiển xe máy đã quen thuộc với kiểu mua bảo hiểm truyền thống tại các đại lý để được cấp giấy chứng nhận bản cứng từ các doanh nghiệp bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, gần đây việc mua bảo hiểm xe máy đã có thêm hình thức online, tuy nhiên nhiều người vẫn đang nghi hoặc về phương thức này. Vậy mua bảo hiểm qua các ứng dụng như TNEX, Momo hay các website khác có giá trị pháp lý và được chấp nhận hay không?

Bảo hiểm xe máy là gì?

Mua bảo hiểm xe máy là quy định bắt buộc với người tham gia giao thông

Mua bảo hiểm xe máy là quy định bắt buộc với người tham gia giao thông

Cùng với giấy đăng ký và giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với mô tô – xe máy là giấy tờ bắt buộc phải có khi bạn tham gia giao thông. Bảo hiểm xe máy sẽ mang đến sự bảo vệ cho bạn trong các trường hợp tai nạn hoặc các trường hợp có tổn thất xảy ra (ví dụ bị trộm cướp…). Mỗi một người sẽ có giấy chứng nhận riêng gắn liền với thông tin cá nhân và thông tin phương tiện thuộc sở hữu.

>>> Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng online có an toàn không? Rủi ro và cách khắc phục

Bảo hiểm xe máy mua qua ứng dụng TNEX có giá trị pháp lý không?

Bảo hiểm xe máy điện tử có giá trị như bản giấy

Bảo hiểm xe máy điện tử có giá trị như bản giấy 

Vì sự nhanh chóng, thuận tiện lại vô cùng linh hoạt, chủ động nên nhiều người muốn mua bảo hiểm xe online qua các app, điển hình như ứng dụng ngân hàng số TNEX nhưng lại lo lắng rằng loại bảo hiểm điện tử liệu có giá trị pháp lý và được cảnh sát giao thông chấp nhận hay không? Về nội dung này pháp luật đã có quy định rất rõ tại khoản 3, 4 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và có thể được phát hành dưới dạng bản cứng hoặc bản điện tử. 

Tất nhiên trên giấy chứng nhận phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin:

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ phương tiện
  • Các thông tin về phương tiện như: Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy, loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi…
  • Thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm (gồm tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng)
  • Mức trách nhiệm đối với bên thứ ba và hành khách nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  • Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
  • Thời gian có hiệu lực của giấy bảo hiểm; mức phí, thời hạn thanh toán phí.
  • Thời gian cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm (cụ thể ngày, tháng, năm)
  • Mã số, mã vạch đã được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định pháp luật để thực hiện lưu trữ và truy xuất thông tin doanh nghiệp bảo hiểm cũng như nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Như vậy giấy chứng nhận bảo hiểm xe điện tử được mua trên ứng dụng TNEX hoàn toàn có giá trị như bản cứng và được pháp luật công nhận. Bạn chỉ cần đảm bảo luôn mang theo giấy chứng nhận đang còn giá trị hiệu lực khi tham gia giao thông, không cần lo lắng nữa nhé!

Hướng dẫn cách mua bảo hiểm trên TNEX

Quy trình đăng ký đơn giản với 4 bước

Quy trình đăng ký đơn giản với 4 bước

Sau khi “gỡ rối” được băn khoăn về tính pháp lý khi mua bảo hiểm online rồi thì hãy đăng ký mua cùng TNEX thôi nào! Bạn chỉ mất vài phút để thực hiện 4 bước sau: 

  • Bước 1: Đăng nhập vào app TNEX, sau đó lựa chọn “Bảo hiểm”. 
  • Bước 2: Chọn doanh nghiệp và gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu. 
  • Bước 3: Điền các thông tin bắt buộc mà ứng dụng yêu cầu: Dung tích phương tiện, số lượng người tham gia, mức bảo hiểm…. Hệ thống sẽ tự động tính toán chi phí mà bạn cần chi trả.
  • Bước 4: Xác nhận thông tin và chọn “đồng ý với các điều khoản”, sau đó xác nhận thanh toán để kết thúc quy trình. 

Lời kết

Luôn tuân thủ an toàn nói chung và mua bảo hiểm xe máy nói riêng để bảo vệ tính mạng và tài sản của mình khi tham gia giao thông bạn nhé! Nếu đang băn khoăn chưa biết lựa chọn nơi nào uy tín để mua bảo hiểm xe, hãy đăng ký ngay tài khoản để TNEX được hỗ trợ bạn!