Rủi ro luôn tiềm tàng trong mỗi doanh nghiệp dù lớn hay bé, nhất là sau mùa dịch bệnh, tình hình các doanh nghiệp trở nên căng thẳng và nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao. Do đó, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một hoạt động không thể thiếu. Để hiểu hơn về bản chất và phương pháp ngăn chặn,chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Đây là một quá trình cải thiện, xem xét, đánh giá để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho doanh nghiệp, thường được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp. Nói chung, đây là quá trình ứng phó, lên kế hoạch với các sự kiện đã hoặc có thể xảy tới trong tương lai với doanh nghiệp.
Sau đây là một số yếu tố, nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
–Các yếu tố chủ quan
Không ứng phó tốt trước sự thay đổi của khách hàng
– Các yếu tố khách quan
Thông thường, quy trình quản lý rủi ro thường gồm 6 bước dưới đây.
Để xử lý rủi ro một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định được giới hạn của rủi ro để quản lý rủi ro. Nói rõ hơn, đó chính là việc rà soát các nguy cơ rủi ro bằng kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân viên.Ở bước này, doanh nghiệp phát hiện được các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhờ công cụ hỗ trợ đánh giá phân loại và xếp hạng mức độ rủi ro: cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ xem xét, phân tích khả năng rủi ro có thể xảy ra cũng như dự đoán rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất của công ty. Song song đó, doanh nghiệp cũng thảo luận về các biện pháp ứng phó. Dựa vào bảng đánh giá mức độ rủi ro ở bước 1, doanh nghiệp sẽ xác định mức độ chấp nhận rủi ro.
Đây là giai đoạn doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các phương án, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Và đồng thời, các biện pháp này phải tương thích với mức độ rủi ro và ngân sách của từng phương án ứng phó được lập ở bước đầu tiên.
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:
Kiểm soát phòng ngừa: thực hiện các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự kiện bất ngờ, đột ngột hay hành động, giao dịch không mong muốn.
Kiểm soát phát hiện: theo dõi, giám sát quy trình để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời với các lỗi sai, thiếu sót của phương pháp kiểm soát.
Kiểm soát khắc phục: xử lý các vấn đề để khôi phục chúng về trạng thái gốc ban đầu. Bên cạnh đó, cố gắng khắc phục hậu quả để lại, giảm thiệt hại của sự cố.
Đối với bước cuối cùng, doanh nghiệp sẽ giám sát, báo cáo các hoạt động quản lý rủi ro và đưa ra những dự đoán về những thay đổi có thể ảnh hưởng doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phát triển các chiến lược, đưa ra những giải pháp và rút kinh nghiệm để giải quyết tốt hơn.
Nhìn chung, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra xuống mức thấp nhất để đi đến gần hơn đạt mục tiêu đã đề ra. Trên đây là một số thông tin bổ ích mà bài viết này muốn gửi gắm đến doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: 8 bước trong quản lý rủi ro doanh nghiệp
Giáo dục giới tính là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ em và thanh thiếu…
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền…
Trong xã hội ngày nay, giáo dục giới tính rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Điều này không…
Trong bối cảnh giáo dục ngày càng đổi mới và phát triển, trường mầm non song ngữ Thủ Đức với…
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục quốc tế ngày càng thu hút sự quan tâm của phụ…
Nền tảng eLearning đang trở thành giải pháp hàng đầu trong việc cải tiến phương pháp giáo dục và đào…