Image

29/09/2023

Marketing

Khủng hoảng truyền thông và top 5 tác hại nếu xử lý không đúng cách

Với sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số hiện nay, mạng xã hội đã vượt qua vai trò đơn thuần là một kênh thông tin tin tức, giải trí và trở thành cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc chịu đựng những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là trong trường hợp khủng hoảng truyền thông. Doanh nghiệp cần phải nắm vững kỹ năng xử lý các khủng hoảng truyền thông để tránh gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hình ảnh và danh tiếng của mình trên mạng xã hội. Việc xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông là tất cả những gì diễn ra dưới mọi hình thức trên các diễn đàn mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,...) có thể gây tác động xấu đến hình ảnh, danh tiếng của Thương hiệu. Tất nhiên, khủng hoảng truyền thông không chỉ đơn thuần là những bình luận tiêu cực biểu thị sự không hài lòng về Thương hiệu hay Doanh nghiệp. Khủng hoảng là tình huống khi mà cộng đồng mạng phản ứng một cách mạnh mẽ khiến Doanh nghiệp rơi vào thế bị bị động có thể dẫn đến làn sóng tẩy chay, bài trừ triệt để của người tiêu dùng nếu không xử lý khủng hoảng truyền thông sớm.

Khủng hoảng truyền thông gây nhiều bất lợi cho Doanh nghiệp

5 tác hại của khủng hoảng truyền thông đối với Doanh nghiệp

Ảnh hưởng hình ảnh Thương hiệu

Thương hiệu là bộ mặt của Doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng nhận diện và phân biệt hình ảnh của Doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng hình ảnh Thương hiệu là quá trình tốn nhiều tài nguyên của công ty. Tuy nhiên, khủng hoảng truyền thông có thể phá hủy hình ảnh Thương hiệu một cách nhanh chóng, gây tổn thất trầm trọng.

Hình ảnh, danh tiếng Thương hiệu là tài sản cực kỳ quý giá

Nguy cơ bị tẩy chay, bài xích

Ban đầu, khủng hoảng truyền thông chỉ là sự không hài lòng hoặc phẫn nộ của dư luận về một khuyết điểm của thương hiệu. Thương hiệu cần phải giải thích và xử lý triệt để những tranh cãi này để ngăn chúng bùng nổ thành khủng hoảng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ thường chọn cách im lặng hoặc phủ định các cáo buộc của khách hàng, dẫn đến các hậu quả tiêu cực.

Mất nhà đầu tư

Đa số Doanh nghiệp hợp tác với nhau theo mô hình đôi bên cùng có lợi (win-win). Vì vậy, nếu một bên xảy ra khủng hoảng truyền thông, bên còn lại sẽ phải suy xét lại lợi ích của công ty để không chịu ảnh hưởng chung. Tình trạng tệ nhất dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng hoặc không có nhà đầu tư muốn làm việc cùng Doanh nghiệp.

Khủng hoảng truyền thông gây mất nhà đầu tư cho Doanh nghiệp

Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh

Khủng hoảng truyền thông mang lại nhiều tác hại cho Doanh nghiệp, nhưng nó lại là “cơ hội vàng” của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Các đối thủ có thể tung ra các chiến lược chiếm lấy lòng tin của khách hàng, thị phần và ưu thế cạnh tranh của Doanh nghiệp, hạ bệ và khiến hình ảnh Doanh nghiệp trầm trọng hơn.

Chiến lược phát triển bị ảnh hưởng

Mỗi Doanh nghiệp khi vận hành đều có định hướng và chiến lược phát triển rõ ràng. Khủng hoảng truyền thông làm cho Doanh nghiệp phải thay đổi định hướng chiến lược cũng như những công việc liên quan. Điều này đồng nghĩa Doanh nghiệp phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu, làm gián đoạn tầm nhìn, định hướng phát triển của Doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách hạn chế xảy ra khủng hoảng truyền thông

Xử lý những cuộc khủng hoảng truyền thông và phục hồi sau khủng hoảng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình những đối sách đa chiều để dễ dàng quản trị rủi ro về truyền thông của mình.

Kompa - Hỗ trợ quản trị truyền thông Thương hiệu

Kompa - Giải pháp quản trị Thương hiệu

Với mục tiêu đồng hành cùng Doanh nghiệp trong việc quản trị khủng hoảng truyền thông. Kompa nhận định việc xây dựng hình ảnh Thương hiệu và bảo vệ Danh tiếng trên mạng xã hội hiện nay là nhiệm vụ “tối quan trọng” ở bất kì Doanh nghiệp nào. Với 4 quy trình xử lý các cuộc khủng hoảng truyền thông cùng khách hàng:

  • Theo dõi, nhận biết và khoanh vùng sự việc.
  • Đề xuất phương án đối phó linh hoạt.
  • Duy trì kiểm soát và tối ưu hoá thông tin trung lập.
  • Tư vấn phương án phục hồi sức khoẻ Thương hiệu.

Kompa cam kết trở thành trợ thủ đắc lực nhất trong công cuộc quản trị danh tiếng Thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội.

Kết

Tóm lại, việc xử lý khủng hoảng truyền thông đang trở thành một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số. Với sự hỗ trợ của Kompa, doanh nghiệp có thể giải quyết các khó khăn về truyền thông và quản trị thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Bằng cách cung cấp các giải pháp quản trị thương hiệu toàn diện và các dịch vụ hỗ trợ đa dạng, Kompa đã trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn quốc. Với sự hỗ trợ của Kompa, doanh nghiệp có thể tự tin phát triển và vươn tầm trên thị trường kinh doanh hiện nay.

Bài viết liên quan

Insight khách hàng gồm những gì? Phân tích “In” và “Sight”

Việc hiểu rõ khách hàng không chỉ là một ưu điểm mà là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trong kinh daonh

Ví dụ về insight khách hàng - lợi thế khi phân tích insight khách hàng

Mọi Doanh Nghiệp đều nghiên cứu insight khách hàng để hướng tới cho họ những hoạt động xu hướng của khách hàng đối với sản phẩm của Thương Hiệu

Tại sao không nên dùng giả định để xác định insight khách hàng?

Trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm, việc hiểu rõ insight khách hàng đóng vai trò quan trọng

Tại sao phải nghiên cứu hành vi khách hàng - vì sao doanh nghiệp cần quan tâm?

Hành vi khách hàng là một trong những quá trình khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua những hình thức nào

Phân tích hành vi người tiêu dùng trong thị trường E-commerce

Nắm bắt hành vi người tiêu dùng là yếu tố cần thiết đối với mọi Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực E-commerce

Quản lý khủng hoảng doanh nghiệp - các bước lập kế hoạch giải quyết

Một nhà lãnh đạo không thể thiếu khả năng quản lý khủng hoảng doanh nghiệp để đối mặt với những thách thức có thể xuất hiện trong hoạt động kinh doanh

Tối ưu hóa chiến lược Marketing với các công cụ Social Listening hiệu quả

Trong chiến lược kinh doanh, Marketing đóng vai trò then chốt, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu của họ

Sự quan trọng của thấu hiểu insight khách hàng: Tạo niềm tin và tăng cường sự ủng hộ của khách hàng

Trong một thế giới kinh doanh đầy biến đổi và cạnh tranh ngày càng cao, khả năng thấu hiểu insight khách hàng trong môi trường kinh doanh đóng vai trò không thể thiếu

Sức mạnh của dữ liệu: Nghiên cứu hành vi khách hàng trong chiến lược Marketing của bạn

Trong thời đại kỹ thuật số hiện đại, việc nắm bắt và thấu hiểu hành vi khách hàng thông qua dữ liệu đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược marketing của mọi Doanh nghiệp