Categories: Giáo Dục

Xôn xao về các chương trình cho học sinh cấp 2 cải thiện tiếng anh

Tại những thành phố lớn TP.HCM, việc học tiếng Anh ngay từ được phụ huynh và nhà trường quan tâm ngay từ khi các bé còn nhỏ. Vì thế, các chương trình anh văn cấp 2 đã được nhà trường tự ý sắp xếp và đưa vào nội dung học chính khóa, buộc học sinh dù không muốn cũng phải học để trường thu lợi nhuận. Tiếng Anh bổ trợ hay còn gọi là tiếng Anh với người nước ngoài, tiếng Anh bản ngữ là chương trình học tập tự nguyện, đã được nhiều trường tiểu học và THCS tại TP.HCM thực hiện. Tuy nhiên, cách thực hiện ở một số trường đã khiến nhiều phụ huynh bức xúc bởi mục đích cuối cùng không phải đem đến hiệu quả học tập cho con em mà vì lợi nhuận từ việc này mang lại.

Sự lộn xộn trong các chương trình học

Theo quyết định của UBND TP.HCM, để nâng cao khả năng tiếng Anh, các trường tăng cường sử dụng những chương trình tiếng Anh cho học sinh nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh có nền tảng tốt để bước vào THPT. Việc này phải được thực hiện theo nguyên tắc hợp đồng với giáo viên nước ngoài có giấy phép để dạy tiếng Anh, kinh phí sẽ xã hội hóa. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng quy định các trường dùng nguồn kinh phí xã hội hóa chi trả cho giáo viên bản ngữ, phần mềm bổ trợ với sự đồng thuận, tự nguyện của phụ huynh. Cần đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ, không ưu tiên riêng phần mềm bổ trợ nào để dạy hết các chương trình tiếng Anh.Tùy theo từng chương trình tiếng Anh mà có thể giảng dạy trong chương trình chính khóa hoặc chương trình buổi hai.

Trên thực tế thì việc tổ chức các chương trình bổ trợ tiếng Anh khá lộn xộn. Sự không rõ ràng của các chương trình giảng dạy cũng như giáo trình học đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Không có sự thống nhất trong chương trình dạy mà mỗi trường có một chương trình dạy khác nhau, tích hợp tiếng Anh, hoàn toàn không dạy và học theo sách giáo khoa như Bộ giáo dục quy định. Một số phụ huynh có con đang học lớp 8 phàn nàn phụ huynh không biết, mua bộ sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ GD&ĐT về coi như phải bỏ vì không học. Nhiều phụ huynh than phiền dù mức phí ban đầu 240.000 đồng, sau tăng lên 280.000 đồng/tháng nhưng tiếng Anh Dyned là chương trình bổ trợ tiếng Anh không có gì đặc sắc. Học sinh học trên máy tính, làm bài trên máy nhưng không may máy trục trặc, không lưu được bài là xem như không có điểm.

Lợi nhuận “khủng” từ tiếng Anh bổ trợ

Việc đa dạng các hình thức giảng dạy để đem lại hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán cho học sinh là điều vô cùng cần thiết trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc cho phép sử dụng quá nhiều chương trình bổ trợ tiếng Anh chẳng khác nào biến trường học thành nơi kinh doanh. Phụ huynh được chào hàng các dịch vụ, ai có tiền thì dùng dịch vụ tốt và ngược lại.

Hiện nay, rất nhiều trung tâm ký hợp đồng với nhà trường để hỗ trợ trong việc dạy tiếng Anh cho các em. Việc liên kết này là hoạt động kinh doanh nhẹ nhàng, án toàn nhưng mà lại lợi nhuận khủng cho trung tâm và nhà trường. Không cần phải vất vả tìm từng học viên mà môi trung tâm bây giờ chỉ cần hợp tác với nhà trường đã có được số học viên lớn, ổn định, có sẵn cơ sở vật chất. Chỉ cần mỗi trường có 300 học sinh đăng ký học thì con số thu về đã lớn lắm rồi.

Bên cạnh đó, giáo viên tại các trung tâm tiếng Anh bên ngoài chưa chắc phải là giáo viên có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đảm nhận vai trò giảng dạy trong chương trình tiếng Anh cho học sinh cấp 2. Không phải cứ là người nước ngoài nào cũng đủ điều kiện dạy tại trường. Giáo viên nước ngoài nhưng phải là người có kinh nghiệm giảng dạy tốt và phát âm chuẩn mới phù hợp để dạy các em. Đây cũng là vấn đề mà nhiều phụ huynh cảm thấy khó chịu khi phải bỏ qua số tiền lớn đầu tư cho con em mình nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn.

Nhiều trường đặt phụ huynh vào tình thế khó xử vì đây là môn học bắt buộc. Các em cần phải học như những môn chính trong trường. Ngoài ra nhiều trường còn đặt phụ huynh vào tình thế không chọn không được vì cách sắp xếp thời gian học tiếng Anh bổ trợ đẩy họ vào chuyện đã rồi. Ví dụ như môn tiếng Anh tăng cường, trường sắp xếp 2 tiết bổ trợ vào thời gian chính khóa. Nếu phụ huynh không đồng ý thời gian đó thì phải đón con em về. Cách làm mập mờ này mang tiếng tự nguyện nhưng phụ huynh không tự nguyện cũng không được.

>>> Xem thêm: Khóa học ielts cho học sinh cấp 3 có gì đặc biệt

Recent Posts

Mách bạn những nội dung phù hợp để giáo dục giới tính theo độ tuổi

Giáo dục giới tính là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ em và thanh thiếu…

2 days ago

5 Mẹo đơn giản giúp cha mẹ dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại nhà

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền…

1 week ago

Những sai lầm trong suy nghĩ của ba mẹ về việc giáo dục giới tính cho trẻ

Trong xã hội ngày nay, giáo dục giới tính rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Điều này không…

2 weeks ago

Chương trình học song ngữ tại trường mầm non song ngữ thủ đức có thực sự hiệu quả?

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng đổi mới và phát triển, trường mầm non song ngữ Thủ Đức với…

2 weeks ago

Khám phá những trường quốc tế Sài Gòn có chương trình Cambridge hàng đầu

Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục quốc tế ngày càng thu hút sự quan tâm của phụ…

3 weeks ago

Top 10 tính năng nổi bật giúp nâng cao trải nghiệm học tập trực tuyến của nền tảng eLearning

Nền tảng eLearning đang trở thành giải pháp hàng đầu trong việc cải tiến phương pháp giáo dục và đào…

4 weeks ago