Giáo dục mầm non dạy trẻ cách cư xử tốt trên bàn ăn

Mỗi bữa ăn có thể là cơ hội để trẻ em học cách thực hiện các nghi thức đúng đắn. Từ việc sử dụng đồ dùng đúng cách cho đến bắt đầu bữa ăn . Những đứa trẻ nhỏ có thể học cách tôn trọng và thực hành cách cư xử trên bàn ăn. Những bước đầu luôn khó khăn hơn bao giờ hết nhưng hãy kiên nhẫn đồng thời kiên định với việc chỉ dẫn với con, để trẻ có thể tiếp thu tốt hơn. 

Dưới đây là một số điều cơ bản mà giáo dục mầm non gợi ý cho bạn để hướng dẫn cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống. 

Rửa mặt và tay sạch sẽ trước khi vào bàn ăn

Giáo dục mầm non bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ

Giáo dục mầm non luôn đề cao về vệ sinh an toàn trong mỗi bữa ăn của trẻ. Do đó, ở nhà bố mẹ có thể tập cho trẻ thói quen rửa tay, vệ sinh trước khi vào bữa ăn. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người chuẩn bị bữa ăn cũng như những người trong bàn ăn, mà nó còn là một thói quen vệ sinh lành mạnh và quan trọng. 

Chờ mọi người trước khi ăn

Dạy cho con biết rằng không nên bắt đầu ăn cho đến khi mọi người ngồi vào chỗ và chuẩn bị đầy đủ thức ăn. Bắt đầu ăn trước khi mọi người chưa ổn định vị trí là một điểm trừ, không tôn trọng người khác. Bữa ăn gia đình hay bất kỳ bữa tiệc nào cũng cần được thưởng thức cùng nhau. Điều này sẽ giúp cho trẻ tôn trọng mọi người xung quanh không chỉ hiện tại mà ngay cả khi lớn lên. 

Dạy cho trẻ tư thế khi ngồi ăn

Dạy trẻ ngồi đúng vị trí ăn

Ngày nay có rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc cho con ăn và đã vô tình tạo cho con cái thói quen rất xấu là bế con đi ăn. Có những gia đình phải cõng con đi khắp xóm để đút cho con. Khi lớn lên, trẻ sẽ làm theo thói quen và khó có thể ngồi yên để ăn. Nhiều đứa trẻ khi không được như ý thường hờn dỗi, dùng đũa để nghịch thức ăn trên bàn. Đây là một thói quen vô cùng tệ hại, nó ảnh hưởng đến hành vi của trẻ ở nơi đông người, vì vậy hãy tập cho trẻ thói quen và tư thế ngồi ăn ngay từ nhỏ, trẻ không nên dựa tay khi ăn; không ăn hoặc nói khi miệng đang no; không nhai ra tiếng, Không nghịch đồ chơi khi ngồi vào bàn ăn…. Điều này rèn luyện khả năng tập trung, giúp trẻ không bị phân tâm với một thứ gì đó, và nếu con bạn tập trung, năng suất và hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.

Không nói chuyện khi đang nhai thức ăn

Hãy dạy cho trẻ quy tắc ứng xử tối thiểu cần phải làm đó là tuyệt đối không được nói chuyện trong lúc đang nhai hoặc ngậm thức ăn. Theo giáo dục mầm non thì quy tắc này vô cùng cần thiết và quan trọng, tạo nên thói quen ăn uống của trẻ. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con về điều này nếu như trẻ quên. Hãy tập cho các trẻ mẫu giáo cách nhai kỹ lưỡng và không được ngậm thức ăn. 

Tránh nhét thức ăn vào miệng quá nhiều

Dạy cho con mình cắn từng miếng nhỏ và không được nuốt chửng thức ăn. Một cách để trẻ có thể tập thói quen này đó là đặt muỗng, nĩa xuống giữa các lần cắn thức ăn, hay thậm chí đặt tay vào lòng khi đang nhai. Như vậy, trẻ không bỏ thức ăn quá nhiều vào cùng một lúc. 

Luôn lịch sự trên bàn ăn

Luôn lịch sự trên bàn ăn

Dạy con nếu như cần chuyển bất cứ thứ gì hay nhờ ai đó lấy giúp món gì phải biết nói lịch sự và luôn biết “cảm ơn”. Ngoài ra, hãy dạy con biết cảm ơn những người đã tạo nên bữa ăn đó. 

Dạy con sử dụng khăn ăn và đồ dùng

Hãy dạy cho trẻ sử dụng các đồ dùng để ăn như muỗng, nĩa,…. để tránh trường hợp trẻ sử dụng tay bốc thức ăn. Tập thói quen sử dụng khăn giấy, khăn ăn trong bữa ăn để trẻ biết giữ vệ sinh cho bản thân mình. Như vậy, cũng tránh được trường hợp trẻ dùng quần áo mà lau tay hoặc lau miệng. 

Không chê thức ăn

Trong môi trường giáo dục mầm non, giáo viên thường nói với trẻ là “Luôn phải tôn trọng thức ăn mà mình có”. Nếu như không thích có thể bỏ qua, nhưng không được chỉ trích thức ăn. Ngoài ra nên giải thích cho trẻ hiểu rằng có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với thức ăn và người đã vất vả chuẩn bị bữa ăn cho mình. 

>>> Xem thêm: Chương trình học mầm non tại trường quốc tế Việt Úc – VAS

Kết, 

Hi vọng với các phương pháp giáo dục mầm non trên các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho trẻ ngay từ nhỏ. Điều này giúp trẻ rèn luyện cách cư xử tốt trên bàn ăn không những ở hiện tại mà ngay cả trong tương lai. 

>>> Tham khảo thêm: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)